Người làm công, người học nghề gây thiệt hại ai phải bồi thường?

Khi thực hiện công việc được giao, nếu người làm công, người học nghề gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai?


Quy định về người làm công, người học nghề

Khoản 1 Điều 16 Nghị định 139/2006/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng học nghề là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề”.

Cũng theo khoản 2 điều này, các trường hợp phải giao kết hợp đồng học nghề bằng văn bản gồm:

- Học nghề trình độ sơ cấp;

- Học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài;

- Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp.

Các trường hợp có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng văn bản gồm:

- Truyền nghề;

- Kèm cặp nghề tại doanh nghiệp.

Theo quy định trên, người học nghề là người tham gia học nghề tại cơ sở dạy nghề như trường nghề, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh…

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Việc làm  2013, việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa cấp xã.

Theo đó, người làm công là người làm công việc tạm thời có trả công trong việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã.

làm công, người học nghề

Người làm công, người học nghề gây thiệt hại ai phải bồi thường? (Ảnh minh họa)


Trách nhiệm bồi thường khi người làm công, người học nghề gây ra

Theo Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định.

Như vậy, người làm công, người học nghề gây thiệt hại khi thực hiện công việc được giao thì cơ sở dạy nghề, người sử dụng lao động làm công phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức, hình thức bồi thường…

Trong trường hợp người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại thì cơ sở dạy nghề, người sử dụng lao động làm công có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề hoàn trả một khoản tiền.

Lưu ý: Trường hợp người làm công, người học nghề gây ra thiệt hại khi thực hiện những công việc không được giao thì cơ sở dạy nghề, người sử dụng lao động làm công không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trách nhiệm bồi thường thuộc về người làm công, người học nghề.

Xem thêm:

 4 thay đổi về quyền lợi của người lao động năm 2019

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Luật Quảng cáo: Tổng hợp những nội dung đáng chú ý nhất 2019

Luật Quảng cáo: Tổng hợp những nội dung đáng chú ý nhất 2019

Luật Quảng cáo: Tổng hợp những nội dung đáng chú ý nhất 2019

Luật Quảng cáo 2012 với 43 Điều quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo. Dưới đây, LuatVietnam xin tổng hợp những quy định mà ai cũng cần biết trong Luật này.