Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại thực hiện thế nào?

Khi bị thiệt hại thì cá nhân có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại đó bồi thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, bên gây thiệt hại không có khả năng hoặc cố tình không bồi thường thì người bị thiệt hại phải khởi kiện thế nào?


Người gây thiệt hại bắt buộc phải bồi thường toàn bộ?

Điều 13 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Theo quy định trên, chỉ có 02 trường hợp cá nhân, pháp nhân không được bồi thường thiệt hại là khi các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.

Do đó, nếu một người bị xâm phạm quyền dân sự như quyền được bảo vệ hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… hoặc nghĩa vụ trong hợp đồng thì có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Tuy nhiên, có một số trường hợp sau đây, cá nhân không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

- Bên tặng cho không biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo và có thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho (Điều 461 Bộ luật Dân sự).

- Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 541 Bộ luật Dân sự).

- Thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên bị thiệt hại mà không có thỏa thuận hoặc luật không có quy định khác (khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự).

Do đó, về nguyên tắc, nếu không có thỏa thuận hoặc không có quy định khác thì người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra cho người khác.

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại
Người bị thiệt hại phải làm gì để đòi bồi thường?
(Ảnh minh họa)


Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại thực hiện thế nào? 

Khi nào được khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại?

Khi hai bên thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì thực hiện theo thỏa thuận đó. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người bị thiệt hại có thể thực hiện thủ tục khởi kiện đồi bồi thường.

Theo khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Trong đó, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức.

Đồng thời, theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Do đó, nếu một người bị thiệt hại ngoài hợp đồng do các hành vi xâm phạm nêu trên thì có thể tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình khởi kiện tại Tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Trong đó, đơn khởi kiện phải gồm các nội dung:

- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.

- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.

- Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Ngoài đơn khởi kiện, nếu có các bằng chứng chứng minh mức thiệt hại của bản thân như hóa đơn chữa trị, hóa đơn tàu xe, đi lại… thì người khởi kiện cũng cần nộp kèm đơn khởi kiện.

Xem thêm: Cách xác định tiền bồi thường thiệt hại về danh dự, uy tín

Đến đâu để kiện đòi bồi thường thiệt hại?

Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện là giải quyết các tranh chấp về dân sự trong đó có tranh chấp về bồi thường thiệt hại.

Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật này, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại.

Do đó, nếu muốn khởi kiện đòi bồi thường thì người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện của người gây ra thiệt hại cho mình thường trú hoặc tạm trú.

Thời gian giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

Quy định này được thể hiện từ Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, tùy từng tính chất vụ tranh chấp mà một vụ khởi kiện đòi bồi thường có thể kéo dài từ 06 - 08 tháng gồm các công việc:

- Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

- Thẩm phán ra quyết định sửa đổi, bổ sung, thụ lý hay trả lại đơn khởi kiện.

- Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí.

- Tòa án tiến hành lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, hòa giải…

- Đưa vụ án ra xét xử…

Phí, lệ phí khởi kiện là bao nhiêu?

Án phí dân sự được thể hiện cụ thể tại Nghị quyết 326 gồm có giá ngạch hoặc không có giá ngạch. LuatVietnam đã cập nhật chi tiết mức án phí dân sự tại đây.

Trên đây là thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại theo quy định mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Đã bồi thường thiệt hại có phải đi tù nữa không?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?