Các trường hợp từ chối tiếp công dân

Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo tại các trụ sở tiếp công dân là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp… Song có những trường hợp người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp công dân.


Trách nhiệm của người tiếp công dân

Theo Điều 8 Luật Tiếp công dân 2013, người tiếp công dân có trách nhiệm:

- Bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định;

- Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc;

- Hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết…;

- Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân;

- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người tiếp công dân có trách nhiệm trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo của công dân. Đồng thời phải thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo cho công dân.

Các trường hợp từ chối tiếp công dân
Các trường hợp từ chối tiếp công dân (Ảnh minh họa)

04 trường hợp từ chối tiếp công dân

Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 quy định cụ thể 04 trường hợp được từ chối tiếp công dân, gồm:

- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;

- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài…

- Ngoài ra còn có những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2014/TT-TTCP, khi từ chối tiếp công dân, người tiếp công dân phải giải thích cho công dân được biết lý do. Trong trường hợp vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật có thông báo bằng văn bản và được giải thích, hướng dẫn nhưng công dân cố tình khiếu nại, tố cáo dài thì người tiếp công dân ra Thông báo từ chối tiếp công dân.

Xem thêm:

Luật Tiếp công dân - Những điểm cần lưu ý năm 2019

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Luật Quảng cáo: Tổng hợp những nội dung đáng chú ý nhất 2019

Luật Quảng cáo: Tổng hợp những nội dung đáng chú ý nhất 2019

Luật Quảng cáo: Tổng hợp những nội dung đáng chú ý nhất 2019

Luật Quảng cáo 2012 với 43 Điều quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo. Dưới đây, LuatVietnam xin tổng hợp những quy định mà ai cũng cần biết trong Luật này.