Người bị bệnh hiểm nghèo được miễn tiền chậm nộp thuế

Theo quy định, người nộp thuế gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo… được quyền đề nghị miễn tiền chậm nộp thuế.

Đối tượng được miễn tiền chậm nộp thuế

Theo Điều 34 Thông tư 156/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC), người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế… sẽ phải nộp tiền chậm nộp thuế.

Tuy nhiên, người nộp thuế có quyền đề nghị miễn tiền chậm nộp thuế trong một số trường hợp. Theo đó, có các trường hợp được miễn tiền chậm nộp thuế, gồm:

- Trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh,
- Trường hợp bệnh hiểm nghèo
- Trường hợp bất khả kháng khác
- Người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thanh toán nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế.
 
Người bị bệnh hiểm nghèo được miễn tiền chậm nộp thuế

Người bị bệnh hiểm nghèo được miền tiền chậm nộp thuế (Hình minh họa)

 

Cần phải chuẩn bị gì?

Để được xem xét miễn tiền chậm nộp thuế, các đối tượng trên phải lập hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp thuế. Điều 35 Thông tư 156/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC) quy định hồ sơ đề nghị bao gồm các giấy tờ sau: Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế, trong đó ghi đầy đủ các nội dung như tên, mã số thuế, địa chỉ của người nộp; Căn cứ đề nghị xử lý miễn tiền chậm nộp; Số tiền chậm nộp đề nghị miễn.

Ngoài ra, tùy từng đối tượng và trường hợp cụ thể, hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp phải bổ sung thêm các tài liệu khác. Cụ thể:

Trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, phải có: Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền như Hội đồng định giá do Sở Tài chính thành lập, hoặc các công ty định giá chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ định giá theo hợp đồng, hoặc Trung tâm định giá của Sở Tài chính; Văn bản xác nhận về việc người nộp thuế có thiệt hại tại nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và thời điểm xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền; Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có); Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

Trường hợp cá nhân bị bệnh hiểm nghèo thì phải có xác nhận đã khám chữa bệnh trên sổ y bạ, thời điểm xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật; chi phí khám, chữa bệnh có đầy đủ chứng từ theo quy định; hồ sơ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (nếu có).

Tiền chậm nộp thuế

Để được xem xét miễn tiền chậm nộp thuế, các đối tượng phải lập hồ sơ

Trường hợp bất khả kháng phải có tài liệu chứng minh nguyên nhân gây ra là do khách quan, bản thân người nộp thuế đã áp dụng hết các biện pháp nhưng không ngăn chặn được thiệt hại hoặc làm cho kết quả sản xuất kinh doanh lỗ…

Theo đó trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày xảy ra gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo hoặc trường hợp bất khả kháng khác người nộp thuế phải lập hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp…

Căn cứ vào hồ sơ của người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ đưa ra quyết định bằng văn bản gửi đến người nộp thuế.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?