Mua chung cư cần tìm hiểu thông tin gì để tránh rủi ro?

Tình trạng người mua chung cư ở một số dự án có nguy cơ không được giao nhà hoặc buộc dọn ra khỏi nhà vì căn hộ đã bị chủ đầu tư thế chấp ngân hàng khiến nhiều người lo lắng. Do vậy, trước khi mua chung cư, người mua nhà cần tìm hiểu các thông tin pháp lý sau đây để giảm tối đa rủi ro.


Dự án chung cư đã có Giấy phép xây dựng hay chưa?

Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh.

Theo đó, căn hộ chung cư hình thành trong tương lai được mua bán cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án.

- Dự án nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

Trước khi bán căn hộ chung cư hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua. Do đó, người mua cần tìm hiểu kỹ về thông tin này trước khi quyết định có nên mua nhà tại dự án chung cư đó hay không.

Mua chung cư cần tìm hiểu thông tin gì để tránh rủi ro?

Mua chung cư cần tìm hiểu thông tin gì để tránh rủi ro? (Ảnh minh họa)


Dự án chung cư có đang bị thế chấp hay không?

Khoản 1 Điều 147 Luật Nhà ở 2014 cho phép chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín  dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở.

Tuy nhiên, chủ đầu tư muốn bán căn hộ trong dự án cho khách hàng khi còn đang thế chấp tại ngân hàng thì bắt buộc phải giải chấp các căn hộ này trước rồi sau đó mới ký hợp đồng mua bán, trừ trường hợp được bên mua nhà và bên ngân hàng đồng ý.

Việc xác định căn hộ đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng mua bán với khách hàng theo quy định phải được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của Sở Xây dựng nơi có dự án nhà ở.

Như vậy, để tránh hạn chế tối đa rủi ro, người mua cần phải yêu cầu chủ đầu tư xuất trình văn bản thông báo của Sở Xây dựng nơi có nhà ở về việc nhà ở đã được giải chấp.


Dự án chung cư có được ngân hàng bảo lãnh không?

Khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về bảo lãnh trong bán nhà ở hình thành trong tương lai: Chủ đầu tư dự án chung cư hình thành trong tương lai trước khi bán phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.

Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua có yêu cầu thì ngân hàng có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.

Việc kiểm tra thông tin dự án chung cư có được ngân hàng bảo lãnh hay không sẽ giúp người mua nhà loại bỏ được phần nào rủi ro.

Xem thêm:

Mua nhà tại dự án đang thế chấp có thực sự đáng lo?

Dự án chung cư bị “siết nợ”, quyền của người mua nhà tính sao?

Luật Kinh doanh bất động sản: Những quy định nổi bật

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Các mức phạt vi phạm giao thông 2019 theo Nghị định 46

Các mức phạt vi phạm giao thông 2019 theo Nghị định 46

Các mức phạt vi phạm giao thông 2019 theo Nghị định 46

Hiện nay, quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Dưới đây, LuatVietnam tổng hợp các mức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ 2019 phổ biến nhất đối với người đi ô tô, xe máy được quy định tại Nghị định 46.