Không vay tiền nhưng bị đòi nợ, giải quyết thế nào?

Nếu bạn gặp phải tình trạng không vay tiền nhưng bị đòi nợ, hãy theo dõi bài viết này để biết rõ nguyên nhân và cách xử lý.

Không vay tiền nhưng bị đòi nợ, giải quyết thế nào?

Thực trạng không vay tiền nhưng bị đòi nợ xảy ra khá phổ biến tại nước ta. Nhiều người phản ánh rằng họ không hề vay tiền nhưng vẫn có các cuộc gọi, tin nhắn...đòi nợ. Nhiều bên đòi nợ thậm chí còn đe dọa và có thái độ giang hồ với khách hàng.

Việc nhận các cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ liên tục khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, bị làm phiền.

Căn cứ quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, nghĩa vụ trả nợ chỉ phát sinh khi có giao dịch vay tiền, còn không vay tiền thì không phải trả nợ.

Nếu bạn không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì có thể tham khảo các cách xử lý như sau:

Chặn các tin nhắn, cuộc gọi làm phiền

Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền của các đối tượng gọi làm phiền đòi nợ.

Trong trường hợp đối tượng thay đổi liên tục số khác để điện làm phiền, bạn có thể sử dụng chức năng chặn số không lưu trong danh bạ điện thoại để tránh làm phiền.

Đối với các trang mạng xã hội như Facebook cá nhân, bạn có thể khoá các bình luận của người lạ, hãy chuyển cài đặt về chế độ bạn bè để tránh người lạ làm phiền.

Liên hệ ngân hàng hoặc các đơn vị tín dụng

Liên hệ với tổ chức tín dụng, công ty tài chính đang đòi nợ để xác minh khoản vay, khiếu nại về việc bị đòi nợ dù không có vay tiền và mang theo bằng chứng, chứng cứ đã chuẩn bị để chứng minh.

Nhờ sự trợ giúp của cơ quan chức năng

Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu bị lừa đảo, bạn có thể trực tiếp tố giác hoặc gửi đơn tố cao tới cơ quan Công an để trình báo.

Khi tố cáo lừa đảo tới cơ quan công an, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

- Đơn trình báo công an;

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

- Chứng cứ kèm theo để chứng minh như: bản ghi âm lại cuộc gọi, lưu trữ tin nhắn, hình ảnh có liên quan…

Không vay tiền nhưng bị đòi nợ, giải quyết thế nào?
Không vay tiền nhưng bị đòi nợ, giải quyết thế nào? (Ảnh minh họa)

Tại sao không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ?

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không vay tiền nhưng bị đòi nợ làm phiền. Các lý do phổ biến nhất có thể kể đến như:

- Do bị rò rỉ hoặc mất thông tin cá nhân: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin làm cho thông tin cá nhân dễ dàng bị rò rỉ trong các giao dịch hàng ngày hoặc khi tham gia các mạng xã hội, ứng dụng di động.

Ngoài ra, việc làm mất ví, rơi giấy tờ cá nhân như Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân... cũng có thẻ dẫn đến thông tin cá nhân bị rò rỉ ra bên ngoài.

Một số cá nhân hoặc tổ chức có thể lợi dụng thông tin này vào các mục đích bất hợp pháp như bán thông tin cá nhân, tạo ra các khoản vay ảo, sau đó yêu cầu người dùng thanh toán các khoản nợ mà họ không hề vay.

- Bị người khác sử dụng thông tin cá nhân của các khoản vay trước đó: Với sự phổ biến của các khoản vay tín chấp và trả góp, nhiều tổ chức tín dụng có lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng vay tiền.

Các đối tượng xấu bằng những cách thức phi pháp đã thu thập dữ liệu cá nhân này để tạo ra các khoản vay giả mạo và chiếm đoạt tiền.

- Vẫn còn tồn tại một vài khoản phụ phí trong khoản vay cũ: Nhiều trường hợp người dân đã thanh toán hết khoản vay của mình nhưng vẫn nhận thông báo khoản vay chưa được tất toán, trường hợp này cần liên hệ với tổ chức tín dụng mà mình vay tiền để kiểm tra kỹ càng.

Trên đây là các nguyên nhân và cách xử lý khi không vay tiền nhưng bị đòi nợ. Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025.