Quảng cáo có phải đề nghị giao kết hợp đồng không?

Có nhiều ý kiến cho rằng quảng cáo là một đề nghị giao kết hợp đồng. Cùng tìm hiểu quy định pháp luật về quảng cáo và giao kết hợp đồng tại bài viết dưới đây để lời cho câu hỏi: Quảng cáo có phải đề nghị giao kết hợp đồng không?

1. Quảng cáo là gì? 

Theo quy định tại Luật Quảng cáo 16/2012/QH13, quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện với mục đích giới thiệu đến công chúng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của thương nhân có mục đích sinh lợi hoặc sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi, giới thiệu các tổ chức, cá nhân kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu.

Quảng cáo là gì
Quảng cáo là gì? (Ảnh minh họa)

Thương nhân có thể quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của mình đến khách hàng thông qua nhiều phương tiện như sau:

  • Báo chí;

  • Trang thông tin, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác;

  • Các sản phẩm in ấn, ghi âm, ghi hình, thiết bị công nghệ;

  • Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, màn hình quảng cáo;

  • Phương tiện giao thông;

  • Hội chợ, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, hội thảo, chương trình văn hoá, thể thao;

  • Người chuyển tải sản phẩm, vật thể quảng cáo;

  • Các phương tiện khác.

2. Đề nghị giao kết hợp đồng là gì? Trường hợp chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Theo quy định tại Điều 386 Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng của bên đề nghị và bên đề nghị sẽ chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng.

Đề nghị giao kết hợp đồng là gì
Đề nghị giao kết hợp đồng là gì? (Ảnh minh họa)

Như vậy, một đề nghị giao kết hợp đồng phải thỏa mãn 03 điều kiện sau:

  • Thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện ý định giao kết hợp đồng của bên đề nghị;

  • Thứ hai, đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi cho bên đã được xác định hoặc gửi tới công chúng;

  • Thứ ba, bên đề nghị  giao kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng với bên được đề nghị.

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được quy định như sau:

  • Do bên đề nghị quy định;

  • Nếu bên đề nghị không quy định cụ thể thì đề nghị giao kết hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị.

Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây sẽ được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

  • Đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển đến nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân;

  • Đề nghị giao kết hợp đồng được cho vào hệ thống thông tin của bên được đề nghị;

  • Bên được đề nghị biết được thông tin về đề nghị thông qua các phương thức khác.

Bộ luật Dân sự cũng quy định về việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 293 Bộ luật Dân sự 2015, sự im lặng của bên được đề nghị giao kết hợp đồng không được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Bộ luật Dân sự cũng quy định cụ thể về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng của bên được đề nghị, theo đó:

  • Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng có quy định cụ thể thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận đề nghị chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó;

  • Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng không quy định rõ thời hạn trả lời thì việc chấp nhận đề nghị chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý;

  • Nếu thông báo chấp nhận đến chậm vì những lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết thì vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay rằng bên đề nghị không đồng ý với chấp nhận đó;

  • Nếu các bên trực tiếp giao tiếp với nhau thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là mình có chấp nhận đề nghị hay không, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn cho bên được đề nghị trả lời.

3. Quảng cáo có phải đề nghị giao kết hợp đồng không?

Có nhiều người cho rằng quảng cáo là một đề nghị giao kết hợp đồng tuy nhiên để xác định một quảng cáo có phải đề nghị giao kết hợp đồng hay không lại rất phức tạp.

Quảng cáo có phải đề nghị giao kết hợp đồng không
Quảng cáo có phải đề nghị giao kết hợp đồng không (Ảnh minh họa)

Về bản chất, quảng cáo là một công cụ hữu ích để giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của thương nhân đến khách hàng. Một quảng cáo thành công sẽ mang lại cho thương nhân rất nhiều lợi nhuận.

Nếu quảng cáo chỉ đơn thuần chứa những nội dung giới thiệu về sản phẩm để thu hút khách hàng thì trong trường hợp này quảng cáo không phải là một đề nghị giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên, nếu quảng cáo có nội dung giới thiệu về sản phẩm, một lời đề nghị mua hàng đi kèm với những cam kết về chất lượng của sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu để xác định là đề nghị giao kết hợp đồng thì trong trường hợp này quảng cáo được xác định là một đề nghị giao kết hợp đồng.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Quảng cáo có phải đề nghị giao kết hợp đồng không?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Thương nhân không công khai thông tin khuyến mại có bị phạt?

Thương nhân không công khai thông tin khuyến mại có bị phạt?

Thương nhân không công khai thông tin khuyến mại có bị phạt?

Hiện nay, để xúc tiến khả năng bán hàng, cung ứng dịch vụ, hầu hết các thương nhân đều tổ chức các chương trình khuyến mại với nhiều hình thức khác nhau và phải công khai một số thông tin quan trọng liên quan đến khuyến mại. Vậy thương nhân không công khai thông tin khuyến mại có bị phạt không?