Học sinh làm thêm cần biết: Công việc nào không được làm?

Hiện nay, việc học sinh đi làm để kiếm thu nhập rất phổ biến. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình, học sinh làm thêm cần nắm rõ các quy định sau:

Phải được ký hợp đồng lao động

Điều 18 Bộ luật Lao động hiện nay quy định: Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP yêu cầu: Người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi tự ký kết hợp đồng lao động và phải có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật; Hợp đồng lao động với người dưới 15 tuổi do người đại diện theo pháp luật ký và có sự đồng ý của người lao động.

Thời gian làm việc

Thời giờ làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần và được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm nếu đảm bảo quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP. Cụ thể, tăng ca không quá 04 giờ/ngày.

Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
 

Học sinh làm thêm cần biết: Công việc nào không được làm?

Những quy định học sinh làm thêm cần biết (Ảnh minh họa)

Công việc được làm, công việc không được làm

Theo Danh mục các công việc ban hành kèm theo Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH thì các công việc sau đây được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc:

- Diễn viên: Múa; hát; xiếc; điện ảnh; múa rối (trừ múa rối dưới nước)…

- Vận động viên năng khiếu: Thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn...

Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi, ngoài những công việc nêu trên còn được làm:

- Các nghề truyền thống: Chấm men gốm, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo...

- Các nghề thủ công mỹ nghệ: Thêu ren, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he…

- Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên.

- Nuôi tằm.

- Gói kẹo dừa.

Đối với người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, pháp luật chỉ cấm sử dụng lao động ở nơi làm việc, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ, được quy định tại Điều 165 Bộ luật Lao động và Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:

- Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

- Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

- Phá dỡ các công trình xây dựng;

- Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

- Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;

- Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên như: Nhặt hoặc phân loại rác thải, chất thải, các chất thải hoặc phế liệu…

- Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

- Công trường xây dựng;

- Cơ sở giết mổ gia súc;

- Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;

- Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên như: Có thời gian làm việc trên 04 giờ/ngày trong không gian làm việc gò bó, chật hẹp, công việc có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom…

- Sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác.

Những quy định này áp dụng tại tất cả các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Xem thêm:

Những công việc được thuê trẻ em dưới 15 tuổi

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng?

Sắp tới, bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng?

Sắp tới, bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng?

Đây là nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an đề xuất. Theo đó, giấy phép hạng B1 và B2 sẽ được gộp chung thành hạng B. Vậy bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng?