Ham rẻ, mua xe "ăn trộm" phải làm sao?

Vì ham rẻ, nhiều người vội vàng quyết định mua một chiếc xe cũ trong khi chiếc xe đó là tang vật của một vụ trộm cắp. Trong trường hợp này, người mua xe có hoàn toàn tay trắng?


Giao dịch mua bán được coi là vô hiệu

Theo Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015, một giao dịch dân sự chỉ được coi là có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện như: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch; Tự nguyện tham gia giao dịch; Mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức của xã hội.

Trong khi đó, điều cấm của luật được hiểu là những quy định của luật không cho phép thực hiện những hành vi nhất định.

Thực hiện giao dịch mua bán xe do trộm cắp mà có là vi phạm quy định nêu trên và trong trường hợp này, giao dịch được coi là vô hiệu. Theo khoản 2 Điều 131 của Bộ luật Dân sự, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên, bên mua xe phải giao lại xe cho cơ quan công an để hoàn trả lại cho người mất và yêu cầu bên bán hoàn trả lại tiền. Nếu bên bán cố tình không trả, bên mua có thể yêu khởi kiện Tòa án.

Ham rẻ, mua xe

Giao dịch mua bán xe do trộm cắp mà có được coi là giao dịch vô hiệu (Ảnh minh họa)


Khi nào người mua xe ăn trộm phải chịu trách nhiệm hình sự?

Nếu người mua xe biết trước đó là tài sản do trộm cắp mà có nhưng vẫn quyết định mua thì có khả năng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp 1: Không hứa hẹn trước về việc mua xe sau khi trộm cắp

Trong trường hợp này, người mua xe sẽ bị xử lý về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015.

Cụ thể, Điều luật này quy định: “Người nào không hứa hẹn trước và chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng, mức phạt tù có thể lên đến 15 năm tù.

Trường hợp 2: Thỏa thuận, hứa hẹn trước về việc mua xe sau khi trộm cắp

Trong trường hợp này, người mua xe có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản với vai trò là đồng phạm.

Theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017: Người nào trộm cắp tài sản trị giá từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt tù có thể lên đến 20 năm nếu có thêm các tình tiết tăng nặng khác…


LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

9 nội dung đáng chú ý của Luật Bảo vệ môi trường 2014

9 nội dung đáng chú ý của Luật Bảo vệ môi trường 2014

9 nội dung đáng chú ý của Luật Bảo vệ môi trường 2014

Môi trường vừa là không gian sống vừa là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên để con người khai thác và sử dụng. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nội dung bài viết này sẽ tổng hợp những quy định đáng chú ý nhất của Luật Bảo vệ môi trường 2014 mà ai cũng cần biết.

Quy định sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học đã áp dụng từ lâu

Quy định sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học đã áp dụng từ lâu

Quy định sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học đã áp dụng từ lâu

Dư luận đang xôn xao vì quy định trong một dự thảo mới công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sinh viên sư phạm bán dâm đến lần thứ 4 sẽ bị đuổi học. thế nhưng, thực tế ít ai biết rằng, quy định này đã chính thức được quy định từ lâu.