Có được đi khám BHYT vào thứ 7, Chủ nhật?

Hầu như người dân đều đi bận đi làm vào những ngày trong tuần và chỉ có thời gian đi khám bệnh vào ngày thứ 7, chủ nhật. Vậy, đi khám bệnh vào những ngày có được hưởng quyền lợi về BHYT?

Có được đi khám BHYT vào thứ 7, chủ nhật?

Có được đi khám BHYT vào thứ 7, chủ nhật? (Ảnh minh họa)


Hiện nay, pháp luật hiện hành cho phép các bệnh viện được tự quyết định việc tổ chức khám, chữa bệnh vào ngày nghỉ, ngày lễ hay không, dựa trên khả năng cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.


Nếu bệnh viện có tổ chức khám BHYT vào ngày nghỉ:

Theo Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BYT-BTC, nếu tổ chức khám, chữa bệnh BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ, bệnh viện phải thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám, chữa bệnh trước khi thực hiện.

Khi đến khám, chữa bệnh BHYT vào những ngày nghỉ, ngày lễ tại các bệnh viện này, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT theo quy định (Xem chi tiết mức hưởng BHYT mới nhất tại đây).

Về phía bệnh viện, bệnh viện phải có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, phải công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng của người bệnh có BHYT và thông báo trước cho người bệnh. Người bệnh phải tự chi trả phần chi phí ngoài phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT (nếu có).


Nếu bệnh viện không tổ chức khám BHYT vào ngày nghỉ:

Trong trường hợp cấp cứu vào ngày nghỉ, ngày lễ, người bệnh vẫn được hưởng quyền lợi BHYT như những ngày trong tuần. Theo Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC, trong trường hợp cấp cứu, người bệnh được đến khám chữa bệnh tại bất cứ cơ sở y tế nào cũng đều được coi là trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến và được BHYT chi trả theo mức quy định.

Tóm lại, để luôn được hưởng quyền lợi BHYT khi đi khám, chữa bệnh vào thứ 7, Chủ nhật, người bệnh nên tìm hiểu trước về các bệnh viện có khám, chữa bệnh BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ để chọn là nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Xem thêm:

Luật Bảo hiểm y tế: Những thông tin đáng quan tâm nhất năm 2018

Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ khi nào?

 Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Lý do thẻ BHYT không còn ghi hạn sử dụng

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn hóa thông tin di động: Cảnh giác với cuộc điện thoại lạ mời chào

Chuẩn hóa thông tin di động: Cảnh giác với cuộc điện thoại lạ mời chào

Chuẩn hóa thông tin di động: Cảnh giác với cuộc điện thoại lạ mời chào

Lợi dụng việc chuẩn hóa thông tin thuê bao đang “sốt” những ngày gần đây, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng chiều trò gọi điện/nhắn tin để mời chuẩn hóa thông tin thuê bao sau đó chiếm đoạt thông tin, chiếm đoạt tài sản. Do đó, người dân cần cảnh giác số điện thoại lạ mời chuẩn hóa thông tin.

Dự thảo mới: Giảm thời gian đóng BHXH, mức lương hưu sẽ ra sao?

Dự thảo mới: Giảm thời gian đóng BHXH, mức lương hưu sẽ ra sao?

Dự thảo mới: Giảm thời gian đóng BHXH, mức lương hưu sẽ ra sao?

Đề xuất giảm số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để được hưởng lương hưu đang thu hút rất nhiều sự quan tâm. Đi kèm với đó là thắc mắc: “Giảm thời gian đóng BHXH thì mức hưởng lương hưu thế nào?” Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Việc đóng bảo hiểm xã hội bị trùng là lý do khiến rất nhiều người lao động không được giải quyết chế độ bảo hiểm sau khi nghỉ việc. Vậy làm thế nào để xử lý trường hợp này để không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm?