Chuẩn bị phạm tội: Khi nào phải chịu trách nhiệm hình sự?
Chuẩn bị phạm tội là một trong những giai đoạn để thực hiện tội phạm. Theo quy định của pháp luật, chuẩn bị phạm tội cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chuẩn bị phạm tội là gì?
Khoản 1 Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 định nghĩa:
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
Theo đó, chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm cố ý (cố ý trực tiếp) và được thể hiện qua các đặc điểm:
- Người có ý định phạm tội đã thực hiện một hành vi như: chuẩn bị kế hoạch, công cụ, phương tiện, điều kiện khác để phạm tội; tìm người cùng phạm tội như thành lập nhóm tội phạm, tham gia nhóm tội phạm.
- Chưa thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong các tội phạm của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, việc chưa thục hiện được hành vi phạm tội là do nguyên nhân khách quan chứ không phải do ý chí của người phạm tội.
Ví dụ: Chuẩn bị địa điểm, lên kế hoạch theo dõi để bắt cóc con tin thì bị người khác phát hiện.
Lưu ý: Trong một số trường hợp, việc thành lập hoặc tham gia vào nhóm tội phạm không thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội mà bị coi là phạm tội hoàn thành. Cụ thể:
+ Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109): Hành vi phạm tội là thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (điểm a khoản 2 Điều 113): Hành vi phạm tội là thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố.
+ Tội khủng bố (điểm a khoản 2 Điều 299): Hành vi phạm tội là thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố.

Chuẩn bị phạm tội, khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tuy là một trong các giai đoạn của quá trình thực hiện tội phạm, nhưng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi chuẩn bị phạm tội còn hạn chế và hậu quả, thiệt hại cũng chưa xảy ra…Do vậy, không phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 14 Bộ luật Hình sự, người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 25 tội sau:
+ Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108);
+ Tội gián điệp (Điều 110 );
+ Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111);
+ Tội bạo loạn (Điều 112);
+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113);
+ Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114);
+ Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117);
+ Tội phá rối an ninh (Điều 118);
+ Tội chống phá trại giam (Điều 119 );
+ Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120);
+ Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121);
+ Tội giết người (Điều 123);
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);
+ Tội cướp tài sản ( Điều 168) ;
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169);
+ Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207 );
+ Tội khủng bố(Điều 299 );
+ Tội tài trợ khủng bố (Điều 300);
+ Tội bắt cóc con tin (Điều 301);
+ Tội cướp biển (Điều 302);
+ Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303);
+ Tội rửa tiền (Điều 324 ).
Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 14, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với Tội giết người (Điều 123) và Tội cướp tài sản (Điều 168). Còn lại, người chuẩn bị phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là các quy định về chuẩn bị phạm tội. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Tự ý xông vào nhà người khác đánh người phạm tội gì? (06/04/2021 14:03)
- Khách mua hàng rồi "bùng tiền", xử lý thế nào? (28/03/2021 12:00)
- Bản ghi âm "lén" có được coi là chứng cứ của vụ án hình sự? (26/03/2021 15:00)
- Bị đe dọa tung ảnh nóng, cần phải làm gì? (23/03/2021 16:00)
- Môi giới Forex trái phép có thể bị đi tù (18/03/2021 16:00)
- Đánh lô, đề bị phạt thế nào? (16/03/2021 16:00)
- Lừa đảo chữa bệnh bằng tâm linh, mức phạt là gì? (09/03/2021 19:30)
- Tiêu tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản, mức phạt thế nào? (28/02/2021 12:00)
- Làm giả văn bằng, chứng chỉ, phạt tù đến 07 năm (23/02/2021 19:30)
- Video: Lập group anti người nổi tiếng bị xử lý thế nào? (22/02/2021 15:56)
- Infographic: 5 điều cần biết về HỘ KHẨU từ 01/7/2021 (19/04/2021 11:16)
- Đề xuất nhiều quy định mới về tiền lương đóng BHXH, thai sản (19/04/2021 11:08)
- Những điểm mới của Luật Cư trú ảnh hưởng đến mọi người dân (19/04/2021 10:00)
- Những điều cần biết về phụ lục hợp đồng lao động (19/04/2021 09:00)
- Trường hợp nào được làm CCCD gắn chip tại nơi tạm trú? (19/04/2021 08:00)
- Phân tích ưu, nhược điểm khi vay tiêu dùng tín chấp (18/04/2021 15:00)
- Giải mã ký hiệu trên Sổ đỏ và bản đồ địa chính (09/02/2021 08:00)
- Mức học bổng của học sinh, sinh viên mới nhất (08/02/2021 19:30)
- Hệ số trượt giá BHXH 2021: 5 điều quan trọng cần biết (08/02/2021 16:00)
- Hiểu đúng quy định về quảng cáo trên xe ô tô (08/02/2021 15:00)
- Công chức được nghỉ phép năm bao nhiêu ngày? (08/02/2021 14:00)