2 trường hợp vụ án được đình chỉ giải quyết hiện nay

Một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, sau đây là 02 trường hợp vụ án được đình chỉ giải quyết theo quy định mới nhất.

Vụ án đình chỉ khi người bị hại rút đơn yêu cầu

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, chỉ khi người bị hại hoặc người đại diện (khi bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết) có yêu cầu thì người nào phạm 10 tội sau mới bị khởi tố:

- Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

- Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;

- Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

- Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

- Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;

- Hiếp dâm;

- Cưỡng dâm;

- Làm nhục người khác;

- Vu khống;

- Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

Nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố, vụ án phải được đình chỉ. Tuy nhiên, nếu có căn cứ cho rằng việc bị hại hoặc người đại diện của người này rút đơn yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng với vụ án này.

Lưu ý: Bị hại hoặc người đại diện của họ đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại trừ trường hợp bị ép buộc.

Việc người bị hại yêu cầu cũng là một trong các căn cứ để khởi tố vụ án nên việc người này rút đơn cũng được coi là một căn cứ để cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án.

đình chỉ giải quyết vụ án hình sự
2 trường hợp vụ án được đình chỉ giải quyết (Ảnh minh họa)


Đình chỉ vụ án khi không có căn cứ để khởi tố

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền sẽ không khởi tố vụ án nếu có một trong các lý do sau:

- Sau khi điều tra, xem xét các chứng cứ hoặc người bị tình nghi (người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị tình nghi) đã chứng minh được người này không thực hiện tội phạm.

- Trên thực tế có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không có các dấu hiệu để được coi là tội phạm (theo quy định tại Bộ luật Hình sự) thì không có căn cứ để khởi tố mà có thể chỉ dừng ở mức độ xử phạt hành chính.

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Còn dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự bởi một số tội nhất định và không bị xử lý bằng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình (Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015).

Xem thêm …

- Đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật. Căn cứ tại Điều 14 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, không ai bị kết án 02 lần vì 01 tội phạm. Do đó, khi đã có quyết định, bản án đình chỉ vì 01 hành vi thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không ra một quyết định, bản án nữa để đình chỉ về cùng hành vi này.

- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà một người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu hết thời hạn này thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ không bị truy cứu nữa.

- Tội phạm đã được đại xá.

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm đã chết, trừ khi tái thẩm với người khác.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể sau đây, vụ án cũng sẽ được đình chỉ:

- Một người đang thực hiện hành vi trái pháp luật thì dừng lại nửa chừng, khiến hậu quả chưa xảy ra, không đạt được mục đích phạm tội (Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015).

-  Khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015.

Xem thêm...

Trên đây là 02 trường hợp đình chỉ vụ án hình sự. Để cập nhật các quy định mới về lĩnh vực hình sự, độc giả có thể tham khảo tại đây.

>> Các trường hợp pháp nhân thương mại bị đình chỉ mới nhất

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?