Bị đe dọa tung ảnh nóng, cần phải làm gì?

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nguy cơ bị lộ, mất thông tin bí mật đời tư, đặc biệt là các hình ảnh nhạy cảm là rất cùng lớn. Trong đó, không ít người đã từng khốn đốn vì bị đe dọa tung ảnh nóng và phải làm theo những yêu cầu vô lý của kẻ xấu.

Làm gì khi bị đe dọa tung ảnh nóng?

Khi bị người khác đe dọa tung ảnh nóng, có thể tham khảo cách xử lý theo từng bước như sau:

Bình tĩnh, kiểm tra tính xác thực về hình ảnh bị đe dọa

Khi bị đe dọa phát tán hình ảnh nhạy cảm, người bị hại nên cố gằng trấn tĩnh ngay, không vội chấp nhận yêu cầu của đối tượng đe dọa và phải kiểm tra tính xác thực của thông tin. Nếu để mất bình tĩnh, rất có thể người bị hại sẽ bị kẻ xấu tiếp tục bị đe dọa và kiểm soát.

Khôn khéo thương lượng để kéo dài thời gian

Sau khi xác thực được hình ảnh đem ra đe dọa là thật, nên tỏ thái độ hợp tác, sẵn sàng chấp nhận mọi yêu cầu của kẻ đe dọa, làm cho đối tượng chủ quan mất cảnh giác đồng thời tìm cách kéo dài thời gian.

Lập tức trình báo với cơ quan công an

Ngay sau khi thương lượng với đối tượng cần phải báo ngay với cơ quan Công an địa phương. Tuy nhiên, đề phòng trường hợp đối tượng theo dõi, việc báo cho cơ quan công an cần phải thực hiện một cách kín đáo.

Như vậy, khi bị đe dọa tung ảnh nóng, người bị đe dọa nên bình tĩnh xử lý và trình báo ngay với cơ quan công an để kịp thời giải quyết và xử lý hành vi đe dọa trái pháp luật này

bi de doa tung anh nong xu ly the naoBị đe dọa tung ảnh nóng xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Dùng ảnh nóng để đe dọa người khác bị xử lý thế nào?

Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Vì vậy, việc dùng hình ảnh nhạy cảm để đe dọa người khác là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về mức phạt hành chính, khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…

Theo quy định này, hành vi đe dọa tung ảnh nóng của người khác có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng.

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mục đích phạm tội, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự về các tội khác nhau:

- Nếu mục đích của việc đe dọa tung ảnh nóng của người khác là để họ phải đưa tiền, tài sản, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản tại Theo  Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015:

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu tài sản.

- Nếu mục đích của việc đe dọa tung ảnh nóng không phải vì tiền mà là để ép buộc quan hệ trái ý muốn hoặc làm nhục người bị hại. Người thực hiện hành vi vi phạm có thể phạm tội cưỡng dâm hoặc tội làm nhục người khác.

+ Với Tội cưỡng dâm, căn cứ Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 18 năm. Trường hợp cưỡng dâm người từ 13 đến dưới 16 tuổi, theo Điều 144, mức phạt tù có thể lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.

+ Với Tội làm nhục người khác, theo Điều 155 Bộ luật Hình sự, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là giải đáp vấn đề: Bị đe dọa tung ảnh nóng xử lý thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác bị xử lý như thế nào?

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động mới nhất

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động mới nhất

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động mới nhất

Để nội quy lao động có hiệu lực, hầu hết doanh nghiệp đều phải tiến hành việc đăng ký nội quy lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký nội quy lao động giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện thủ tục này.