1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân.
Như vậy, nếu thuộc trường hợp phải đổi/cấp lại Chứng minh nhân dân mà không đi đổi/cấp lại, người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, cả nước đã ngừng cấp Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân mã vạch. Thay vào đó, thẻ Căn cước công dân gắn chip ra đời với nhiều tiện ích hơn. Vì thế, nếu thuộc đối tượng đổi hoặc cấp lại Chứng minh nhân dân, người dân phải đổi sang Căn cước công dân gắn chip nếu không muốn bị xử phạt.
Về việc đổi/cấp lại Căn cước công dân mã vạch sang gắn chip, thời điểm hiện tại, Luật Căn cước công dân 2014 và các văn bản pháp luật liên quan vẫn chưa đặt ra cơ chế xử phạt.
Tuy nhiên, người dân nếu thấy mình thuộc đối tượng tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 thì nên chủ động xin đổi/cấp lại Căn cước công dân gắn chip để thuận tiện cho các giao dịch với cơ quan Nhà nước, ngân hàng…
Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Khi nào không đổi CMND sang CCCD gắn chip bị phạt? (Ảnh minh họa)
Thủ tục đổi CMND sang CCCD gắn chip tiến hành thế nào?
Căn cứ: Điều 22 Luật Căn cước công dân, Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA (sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA).
Bước 1: Người dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến (khi đi mang theo Sổ hộ khẩu và CMND cũ. Trường hợp Sổ hộ khẩu và CMND không đầy đủ thông tin như trên Tờ khai thì mang theo Giấy khai sinh và các giấy tờ khác để đối chiếu thông tin).
Bước 2: Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào hoạt động hoặc đầy đủ thông tin, công dân phải xuất trình Sổ hộ khẩu (nếu chưa đầy đủ thì xuất trình CMND cũ, giấy khai sinh...) để đối chiếu thông tin với Tờ khai. Nộp lại CMND cũ (để cắt góc hoặc thu hồi).
Bước 3: Thu thập vân tay, chụp ảnh
Trường hợp công dân đủ điều kiện làm Căn cước công dân gắn chip, cán bộ cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD theo quy định.
Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt.
Cán bộ cơ quan quản lý CCCD thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.
Bước 4: Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.
Bước 5: Nhận kết quả theo giấy hẹn.
Có thể nhận trực tiếp hoặc qua Bưu điện. Nếu nhận qua đường Bưu điện thì công dân phải đăng ký và tự trả phí.
Nếu còn băn khoăn liên quan đến Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp.
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định số 163/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông vừa được Chính phủ ban hành.
Trong số những vướng mắc liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh thì việc người trên 60 tuổi có đứng tên đăng ký hộ kinh doanh được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu pháp luật quy định ra sao về điều này?
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm sẽ có hiệu lực từ ngày 14/02/2025. Điều nhiều người đặc biệt quan tâm là đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm. Bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm online.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tích cực tuyên truyền người dân cài đặt và tạo tài khoản trên ứng ụng iHaNoi. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ihanoi là gì và người dân có bắt buộc cài ứng dụng này không?
Bài viết dưới đây sẽ đưa thông tin lưu ý quan trọng đối với người sinh năm 2000 liên quan đến giấy tờ tùy thân. Cùng theo dõi chi tiết nội dung để biết cụ thể.
Nếu đến bất cứ một Phòng cảnh sát quản lý hành chính công an cấp huyện nào ở thời điểm này, cũng dễ dàng thấy rất nhiều người dân đang “chen chân” đi làm Căn cước công dân gắn chip. Vì sao?
Trong giai đoạn chuyển tiếp, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân chưa đầy đủ, có thể làm Căn cước công dân (CCCD) khi không có Sổ hộ khẩu được không?
Thời gian gần đây, LuatVietnam nhận được nhiều câu hỏi của độc giả về thời gian cấp thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Pháp luật hiện nay quy định thế nào về vấn đề này?
Những tháng đầu tiên của năm 2021 là thời điểm có nhiều thay đổi liên quan đến các loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến các thủ tục, giao dịch hàng ngày.