Đe dọa giết người cũng có thể đi tù?

Nhiều người cho rằng, việc đe dọa giết người nhưng chưa gây hậu quả gì thì không bị pháp luật xử lý. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Hình sự, hành vi đe dọa giết cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Khi nào phạm tội đe dọa giết người?

Căn cứ theo Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì phạm tội đe dọa giết người.

Trong đó, hành vi “đe dọa” trên có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như qua lời nói trực tiếp, viết thư, gọi điện... hoặc bằng các cử chỉ, hành động như đi tìm công cụ, phương tiện đe dọa giết người dẫn đến tâm lý bất an, lo sợ cho người bị đe dọa.

Hậu quả của hành vi đe dọa giết người là sự lo sợ rằng việc bị giết có thể xảy ra nhưng chưa xảy ra trên thực tế.

Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lý như lo lắng, sợ hãi hay không thì cần dựa vào các tình tiết như: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm và hoàn cảnh hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ của người bị đe dọa…

Người phạm tội đe dọa giết người nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi đó. Do vậy, lỗi của người phạm tội với tội này là lỗi cố ý.

Hành vi đe dọa giết người sẽ không cấu thành tội này khi thực hiện nhằm mục đích cấu thành tội khác. Ví dụ: An cầm dao đe dọa sẽ giết Bình nếu không đưa hết tiền và tài sản trên người cho anh ta. Mặc dù An có hành vi đe dọa giết người nhưng hành vi này lại nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản và cấu thành tội cướp tài sản.

Ngoài ra, cần phân biệt Tội đe dọa giết người với Tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.

Nếu như đe dọa giết người chỉ nhằm mục đích dọa khiến người bị hại lo sợ chứ không có ý định giết người thì tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị lại nhằm mục đích cuối cùng là giết người. Sự khác biệt của 02 tội này là ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi.

Trên thực tế, việc cơ quan có thẩm quyền xác định chính xác đâu là đe dọa giết người đâu là chuẩn bị giết người không hề dễ dàng

Đe dọa giết người cũng có thể đi tù?Đe dọa giết người cũng có thể đi tù? (Ảnh minh họa)

Mức phạt với Tội đe dọa giết người

Điều 133 Bộ luật Hình sự quy định, người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung hình phạt tăng nặng với tội này là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Phạm tội đối với 02 người trở lên;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi;

- Phạm tội để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Với các mức phạt trên, Tội đe dọa giết người được xếp vào loại tội phạm nghiêm trọng. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì người bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội đe dọa giết người là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự với tội này.

Như vậy, người từ 16 tuổi trở lên phạm tội đe dọa giết người có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 07 năm.

Trên đây là nội dung quy định về Tội đe dọa giết người. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất

Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất

Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất

Những năm gần đây, việc đưa và nhận hối lộ trong các cơ quan, tổ chức là vấn đề nhức nhối bị cả xã hội lên án. Trong đó, hành vi môi giới hối lộ là một trong những tác nhân quan trọng không thể thiếu. Vậy tội môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào?