Bị phạt thế nào nếu báo mất Giấy phép lái xe để không bị tước?

Hiện nay, phần lớn các mức phạt vi phạm giao thông tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều cao hơn so với Nghị định 46, trong đó có nhiều lỗi bị phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Do đó, để tránh bị phạt, nhiều tài xế đã khai báo mất Giấy phép lái xe. Vậy trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào?


Báo mất Giấy phép lái xe để trốn phạt bị xử lý thế nào?

Thực tế, để không bị tạm giữ Giấy phép lái xe, nhiều tài xế đã sử dụng mẹo là báo mất Giấy phép lái xe. Tuy nhiên, nếu đã báo mất mà vẫn tiếp tục sử dụng Giấy phép đó để tham gia giao thông, tài xế sẽ bị xử lý nghiêm theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT.

Cụ thể điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định:

[…];sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe thì giấy phép lái xe đó không có giá trị sử dụng, ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.

Theo đó, trường hợp đã báo mất Giấy phép lái xe mà vẫn sử dụng để tham gia giao thông thì Giấy phép đó sẽ được coi là không có giá trị sử dụng.

Cùng với đó, tài xế sẽ bị thu hồi Giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe; đồng thời còn không được cấp Giấy phép lái xe trong 05 năm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

bao mat giay phep lai xe de tron phat

Phạt nặng nếu báo mất Giấy phép lái xe để trốn phạt (Ảnh minh họa)


Khai mất Giấy phép lái xe để cấp thêm Bằng khác được không?

Nhằm có thêm Giấy phép lái xe để đề phòng khi bị tạm giữ, nhiều người đã có ý định khai báo mất để xin cấp thêm Giấy phép lái xe mới. Tuy nhiên, đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

Theo đó, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng về hành vi khai báo không đúng sự thật để được cấp lại Giấy phép lái xe.

Đồng thời, căn cứ điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, hành vi gian dối để được cấp lại Giấy phép lái xe cũng sẽ bị thu hồi Giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe và không được cấp Giấy phép lái xe trong 05 năm.
 

Một số lỗi bị tước Giấy phép lái xe theo Nghị định 100/2019

* Với xe máy

STT

Lỗi

Thời hạn tước

1

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe

01 - 03 tháng

2

Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn

3

Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển

4

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

5

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

6

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

7

Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

8

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

9

Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép

10

Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông

….

Xem thêm

 * Với ô tô

STT

Lỗi

Thời hạn tước

1

Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn

01 - 03 tháng

 

2

Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau

3

Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển

4

Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường

5

Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển

6

Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí

7

Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ


Xem thêm

Nói tóm lại, hành vi cố tình báo mất Giấy phép lái xe để trốn phạt sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định nêu trên. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

>> Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe bị mất

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục