Không mang Giấy phép lái xe có bị CSGT tạm giữ xe không?

Để được tham gia giao thông, người điều khiển ô tô, xe máy phải có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe. Vậy nếu không mang Giấy phép lái xe, người vi phạm sẽ bị xử phạt thế nào? Có bị tạm giữ xe không?


Không mang Giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?

Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ đã liệt kê cụ thể các loại giấy tờ mà người điều khiển phương tiện giao thông bắt buộc mang theo, gồm:

- Đăng ký xe;

- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Từ quy định trên, có thể thấy, khi tham gia giao thông, người lái xe bắt buộc phải mang theo Giấy phép lái xe. Đây được coi là một trong những vật bất ly thân của người lái xe khi đi đường.

Nếu không mang Giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị Cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt hành chính theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP với các mức sau:

Phương tiện

Mức phạt lỗi không mang Giấy phép lái xe

Căn cứ

Xe ô tô

200.000 - 400.000 đồng

Điểm a khoản 3 Điều 21

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

Điểm c khoản 2 Điều 21

Lưu ý, theo Điều 21 Nghị định 100, mức phạt trên không áp dụng với trường hợp người lái xe có Giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

Đặc biệt, cần phân biệt giữa hành vi không mang và không có Giấy phép lái xe. Lỗi không có Giấy phép lái xe bị phạt nặng hơn rất nhiều so với lỗi không mang, cụ thể:

- Người điều khiển xe máy không có Giấy phép lái xe sẽ bị phạt 800.000 - 1,2 triệu đồng (khoản 5 Điều 21 Nghị định 100);

- Người điều khiển ô tô không có Giấy phép lái xe bị phạt từ 04 - 06 triệu đồng (khoản 8 điều 21 Nghị định 100).

khong-mang-giay-phep-lai-xe-co-bị-giu-xe

Không mang Giấy phép lái xe có bị giữ xe không? (Ảnh minh họa)


CSGT có được tạm giữ phương tiện nếu không mang Giấy phép lái xe?

Căn cứ khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019, tại thời điểm kiểm tra, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được Giấy phép lái xe thì CSGT sẽ lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có Giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện theo quy định.

Cũng theo Điều này, trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được Giấy phép lái xe thì CSGT ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe.

Ngược lại, nếu quá thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được Giấy phép thì phải chấp hành quyết định xử phạt hành vi không có Giấy phép lái xe.

Như vậy, với lỗi không mang Giấy phép lái xe, CSGT hoàn toàn có quyền tạm giữ phương tiện. Thời hạn tạm giữ phương tiện theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì được kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.

Do đó, không mang theo Giấy phép lái xe khi CSGT kiểm tra sẽ bị tạm giữ xe trong 07 ngày và có thể kéo dài đến 30 ngày với vụ việc có tính chất phức tạp.

Xem thêm: Quên bằng lái xe: Làm thế nào để chứng minh với CSGT?


Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để nhận lại xe bị tạm giữ?

Thủ tục trả lại phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc trả lại phương tiện bị tạm giữ chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của Cảnh sát giao thông.

Sau khi có quyết định trả lại phương tiện, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản phương tiện sẽ trả lại phương tiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.

Lưu ý: Người đến nhận lại phương tiện phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu phương tiện bị tạm giữ.

Bước 2: Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.

Bước 3: Lập biên bản bàn giao phương tiện bị tạm giữ.
Như vậy, khi đến nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Quyết định trả lại phương tiện;

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;

Đáng chú ý, bên cạnh việc xuất trình các giấy tờ trên để nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm còn phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Nói tóm lại, nếu không mang Giấy phép lái xe sẽ bị CSGT giữ xe. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.