4 việc doanh nghiệp “quên”, người lao động có quyền "đòi"

(LuatVietnam) Hằng năm, người lao động có quyền yêu cầu doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ; tổ chức đối thoại… theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ luật Lao động 2012, Luật Vệ sinh an toàn lao động 2015 quy định cụ thể về một số việc doanh nghiệp phải làm hằng năm, liên quan đến quyền lợi của người lao động, ngoài quyền lợi về tiền lương, ngày nghỉ hay bảo hiểm.

1. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề.  Riêng lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần (khoản 2 Điều 152 Bộ luật Lao động 2012; khoản 1 Điều 21 Luật Vệ sinh an toàn lao động 2015).

2. Tổ chức đối thoại với người lao động

Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa doanh nghiệp và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.

Khoản 1, Điều 65 Bộ Luật Lao động 2012 yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức đối thoại với người lao động tại nơi làm việc định kỳ 03 tháng/lần, về các nội dung như: Điều kiện làm việc; Tình hình sản xuất, kinh doanh; Nội dung khác mà hai bên quan tâm…

4 việc doanh nghiệp “quên”, người lao động có quyền

Doanh nghiệp phải đối thoại với người lao động 3 tháng/lần (Ảnh minh họa)

3. Có kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động

Hàng năm, doanh nghiệp phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch, doanh nghiệp phải bổ sung nội dung phù hợp với kế hoạch.

Kế hoạch phải có các nội dung về: Chăm sóc sức khỏe cho người lao động; Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ; Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; Biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng, chống các yếu tố có hại… (Điều 76 Luật Vệ sinh An toàn lao động).

4. Đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động

Doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch và dành kinh phí hàng năm cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình (Điều 60 Bộ luật Lao động 2012).

Trong báo cáo hàng năm gửi cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh, doanh nghiệp phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.