Trốn khám sức khỏe cho người lao động, doanh nghiệp bị phạt

Theo pháp luật hiện hành, tổ chức khám sức khỏe cho người lao động là một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.


Khám sức khỏe cho người lao động 1 lần/năm

Khoản 2 Điều 152 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 và khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định: Hằng năm, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động. Việc khám sức khỏe được thực hiện tại các bệnh viện bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

Riêng người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người lao động khuyết tật; người lao động chưa thành niên và người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Khi khám sức khỏe, lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ bệnh nghề nghiệp sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Chi phí cho việc khám sức khỏe cho người lao động do doanh nghiệp chi trả và được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ, chi phí này được tính vào chi phí hoạt động thường xuyên.

Trốn khám sức khỏe cho người lao động, doanh nghiệp bị phạt

 Khám sức khỏe cho người lao động là nghĩa vụ của doanh nghiệp (Ảnh minh họa)


Không khám sức khỏe cho người lao động, doanh nghiệp bị phạt

Cho dù pháp luật đã có quy định khá cụ thể như trên, thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nghiêm chỉnh chấp hành việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Rất ít doanh nghiệp coi đây là hoạt động thường xuyên, là trách nhiệm không thể thiếu đối với người lao động. Theo Bộ Y tế, số lao động được khám sức khỏe định kỳ hiện nay mới đạt khoảng 4%.

Theo khoản 3 Điều 17 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng.

Mức phạt nêu trên cũng áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp; Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động…

Xem thêm:

 4 việc doanh nghiệp “quên”, người lao động có quyền "đòi"

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Những nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2013

Những nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2013

Những nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2013

Luật Đất đai hiện hành được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2014. Đến nay, đây vẫn là luật gốc điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Dưới đây, LuatVietnam tổng hợp những nội dung quan trọng nhất của Luật Đất đai 2019.