3 thông tin mọi cán bộ, công chức cần biết trong năm 2019

Năm 2019 sắp tới gần, đây cũng là năm có nhiều thay đổi liên quan đến chính sách tiền lương, tinh giản biên chế, kê khai tài sản... mà mọi cán bộ, công chức cần biết.


Tăng lương từ ngày 01/07/2019

Tin vui đối với cán bộ, công chức trong năm tới là Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019. Trong đó, Quốc hội thống nhất tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2019 lên 1,49 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,39 triệu đồng/tháng như trước.

Hiện nay, mức lương của cán bộ, công chức vẫn được tính theo công thức: Hệ số lương nhân (x) với mức lương cơ sở. Do đó, với việc điều chỉnh mức lương cơ sở thêm 100.000 đồng/tháng như trên, mức lương của hàng trăm nghìn cán bộ, công chức sẽ tăng tương ứng.

Theo Bảng lương của cán bộ, công chức năm 2019, mức tăng trung bình khoảng 200.000 đồng/tháng đối với mỗi đối tượng cán bộ, công chức.

Ngoài cán bộ, công chức, các đối tượng khác cũng sẽ được tăng trợ cấp do lương cơ sở tăng như: Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng; sĩ quan công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng…

3 thông tin mọi cán bộ, công chức cần biết trong năm 2019

3 thông tin mọi cán bộ, công chức cần biết trong năm 2019 (Ảnh minh họa)


Tổng biên chế năm 2019 giảm khoảng 2%

Tổng biên chế năm 2019 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1016/QĐ-TTg. Theo đó, tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước là 258.163 người, so với năm 2018 sẽ giảm khoảng 5.500 người.

Như vậy, chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp sẽ tiếp tục được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ hơn trong năm tới. Cũng theo Nghị định 113/2018/NĐ-CP, sẽ có thêm đối tượng có nguy cơ bị tinh giản biên chế trong năm 2019.

Đáng chú ý, một số ngành cũng cho biết trong năm tới sẽ đẩy mạnh kế hoạch tinh giản biên chế nhằm đạt mục tiêu đến năm 2021, giảm 10% biên chế theo chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng, như ngành giáo dục; ngành kiểm sát…

Toàn bộ cán bộ, công chức phải kê khai tài sản

Từ ngày 01/07/2019, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 sẽ chính thức có hiệu lực, theo đó, sẽ có một số điều chỉnh về việc kê khai tài sản đối với cán bộ và công chức.

Cụ thể, từ thời điểm này, tất cả cán bộ, công chức đều phải thực hiện việc kê khai tài sản và thu nhập, thay vì chỉ một số nhóm đối tượng cán bộ, công chức như quy định trước đây.

Tài sản và thu nhập phải kê khai bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; Tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Khi tài sản, thu nhập có biến động từ 300 triệu đồng/năm trở lên, cán bộ, công chức phải kê khai bổ sung… Mọi trường hợp kê khai không trung thực sẽ phải chịu kỷ luật bằng một trong các hình thức: Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm…


Xem thêm:

Ai sẽ được tăng lương trong năm 2019?
Chính thức: Tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng từ 1/7/2019
Cập nhật: Bảng lương cơ sở năm 2019
Chính sách tinh giản biên chế 2019: Ai thuộc diện tinh giản?
Toàn văn điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào được áp dụng chỉ định thầu?

Trường hợp nào được áp dụng chỉ định thầu?

Trường hợp nào được áp dụng chỉ định thầu?

Chỉ định đầu thầu là một trong 07 hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. Do thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản, thời gian thực hiện ngắn nên đây là hình thức được áp dụng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, chỉ trong một số trường hợp nhất định mới được phép chỉ định thầu.

Đốt pháo sáng trên sân bóng đá bị phạt thế nào?

Đốt pháo sáng trên sân bóng đá bị phạt thế nào?

Đốt pháo sáng trên sân bóng đá bị phạt thế nào?

Ngày 15/12/2018 tới đây, đội tuyển Việt Nam sẽ có trận chung kết lượt về trên sân Mỹ Đình trong khuôn khổ giải đấu AFF Suzuki Cup 2018. Ở trận bán kết ASIAD 2018 gặp Olympic Hàn Quốc, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) từng phải nộp phạt 12.500 USD (gần 300 triệu đồng) vì để CĐV đốt pháo sáng trên khán đài. Vậy, pháp luật nói chung và VFF nói riêng có những chế tài nào để ngăn chặn hành vi đốt pháo sáng trên sân?