1. Vị trí đặt bình chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7435-1:2004 về bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy có quy định về yêu cầu chung đối với vị trí đặt bình chữa cháy như sau:
- Bình chữa cháy đảm bảo phải được đặt ở nơi dễ nhìn thấy và tiếp cận, dễ lấy ngay lập tức khi có cháy xảy ra. Tốt nhất là được để trên đường đi, kể cả ở lối ra vào.
- Bình chữa cháy đảm bảo không được bị che khuất/không nhìn rõ.
- Bình chữa cháy được bố trí ở trong điều kiện dễ bị hư hỏng do tác động va đập cơ học thì đảm bảo phải được bảo vệ chống va đập.
- Khi bình chữa cháy được bố trí ở trong hộp kín mà đặt ở ngoài trời hoặc nơi chịu nhiệt cao thì các hộp phải có lỗi để thông gió.
2. Đặt bình chữa cháy cho nhà ăn ở đâu là thích hợp?
Để biết đặt bình chữa cháy cho nhà ăn ở đâu là thích hợp, bạn có thể tham khảo theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình - Trang bị, cụ thể như sau:
- Tất cả các khu vực trong nhà ăn kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải đặt bình chữa cháy xách tay/bình chữa cháy có bánh xe.
- Đối với khu vực có diện tích hẹp/dài/khu vực có nhiều cấp sàn khác nhau thì việc trang bị bình chữa cháy cũng phải đảm bảo khoảng cách di chuyển đến điểm xa nhất cần bảo vệ của 01 bình không vượt quá theo quy định tại Mục 6 và Mục 7 TCVN 7435-1:2004.
- Trên cùng một sàn/tầng nhà, nếu mặt bằng được ngăn thành các khu vực khác nhau bằng tường, rào, vách, vật cản khác không có lối đi qua lại thì bình chữa cháy phải đặt đặt riêng biệt.
- Bình chữa cháy được đặt tại vị trí dễ thấy, dễ lấy, nên có màu đỏ. Không được để bình chữa cháy tập trung ở một chữ trừ trường hợp để trong kho để dự trữ.
Bình chữa cháy luôn sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức, được đặt tại:
-
Nơi mà những người đi theo đường thoát nạn dễ nhìn thấy.
-
Phù hợp nhất, gần với lối ra vào của phòng, cầu thang, lối đi, hành lang.
-
Ở các vị trí tương tự tại mỗi tầng, nơi mà các tầng có cấu trúc như nhau.
Không đặt bình chữa cháy tại một trong các vị trí sau đây:
-
Khi đám cháy tiềm ẩn có thể ngăn cản việc tiếp cận các bình chữa cháy.
-
Gần thiết bị sinh nhiệt mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của bình chữa cháy.
-
Đặt khuất sau cửa ra vào, trong tủ không quan sát được, hoặc ở hốc sâu.
-
Nơi có thể gây cản trở đến lối thoát nạn.
-
Ở trong phòng/hành lang xa lối ra (trừ trường hợp cần thiết).
-
Nơi có thể bị hỏng do ảnh hưởng bởi các hoạt động thường ngày.
3. Bố trí bình chữa cháy thế nào mới đúng quy định?
Căn cứ theo Mục 7 TCVN 7435-1:2004, việc bố trí bình chữa cháy được quy định cụ thể như sau:
- Đối với các mối nguy hiểm loại A:
-
Bình chữa cháy cho các loại nguy hiểm khác nhau được cung cấp theo bảng 1 tại Mục 7 TCVN 7435-1:2004, cụ thể:
Bảng 1
Loại nguy hiểm |
Công suất của bình chữa cháy nhỏ nhất |
Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy, m |
Diện tích bảo vệ lớn nhất của 01 bình chữa cháy, m2 |
Thấp |
2-A |
20 |
300 |
Trung bình |
3-A* |
20 |
150 |
Cao |
4-A* |
15 |
100 |
-
Mỗi tầng được trang bị ít nhất 02 bình chữa cháy theo bảng 1 nêu trên. Riêng đối với các tầng có diện tích <100m2 thì có thể chỉ bố trí 01 bình chữa cháy.
-
Yêu cầu bảo vệ cũng có thể được thực hiện bởi bình chữa cháy có công suất lớn hơn, miễn khoảng cách di chuyển đến các bình chữa cháy không xa hơn khoảng cách theo bảng 1.
- Đối với mối nguy hiểm loại B (trừ mối nguy hiểm từ chất lỏng cháy mà có chiều dày có thể đánh giá được (quá 0,6cm) và mối nguy hiểm loại C:
-
Các bình chữa cháy phải được trang bị theo bảng 2 tại Mục 7 TCVN 7435-1:2004, cụ thể:
Bảng 2
Loại nguy hiểm |
Công suất chữa cháy lớn nhất |
Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy, m |
Diện tích bảo vệ lớn nhất của 01 bình chữa cháy, m2 |
Thấp |
55B |
15 |
300 |
Trung bình |
144B |
15 |
150 |
Cao |
233B |
15 |
100 |
-
Không được phép sử dụng 02 hoặc nhiều hơn bình chữa cháy có công suất nhỏ hơn để thực hiện theo yêu cầu tại bảng 2.
-
Mỗi tầng được trang bị tối thiểu 02 bình chữa cháy như bảng 2.
- Đối với việc bố trí bình chữa cháy đối với mối nguy hiểm loại B của chất lỏng cháy mà chiều dày quá 0,6cm:
-
Không bố trí bình chữa cháy như là một biện pháp để bảo vệ duy nhất đối với mối nguy hiểm do chất lỏng cháy ở độ sâu, xác định được (lớn hơn 0,6cm) khi có diện tích về mặt >1,2m.
-
Không sử dụng 02 hoặc nhiều hơn bình chữa cháy có công suất thấp hơn để thay thế.
-
Khoảng cách di chuyển đến bình chữa cháy tối đa 15m
- Đối với mối nguy hiểm điện: Tuỳ theo mỗi nguy hiểm loại nào mà việc bố trí các bình chữa cháy dựa trên cơ sở các mối nguy hiểm đó.
- ĐỐi với mỗi nguy hiểm loại D:
-
Phải trang bị bình chữa cháy loại D đối với mối nguy hiểm cháy do kim loại.
-
Khoảng cách di chuyển đến bình chữa cháy không quá 20m.
-
Số lượng bình chữa cháy xác định dựa trên cơ sở kim loại cháy riêng và cỡ hạt vật lý, diện tích bao phủ.