Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

1. Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy
Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-72:2010, quy định về các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy hiện nay như sau:

- Thang máy chữa cháy được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn và có sự bảo vệ bổ sung, có các thiết bị điều khiển, tín hiệu (Chú ý: Thang máy chữa cháy được sử dụng theo sự điều khiển trực tiếp của đội chữa cháy khi xảy ra cháy).

- Thang máy chữa cháy phải được phục vụ cho mỗi tầng trong tòa nhà.

- Kích thước của thang máy chữa cháy được ưu tiên lựa chọn theo TCVN 7628-1 (ISO 4190-1). Trong mọi trường hợp, kích thước chiều rộng của thang máy không được nhỏ hơn 1100mm, và chiều sâu không nhỏ hơn 1400mm, tải trọng định mức không nhỏ hơn 630kg. Chiều rộng nhỏ nhất của lối vào cabin là 800mm.

Khi thang máy được sử dụng có tính đến việc sơ tán người ra khỏi đám cháy và có sử dụng băng ca/giường/được thiết kế như một thang máy chữa cháy có 02 lối vào thì tải trọng danh định nhỏ nhất là 1000kg, kích thước chiều rộng cabin phải là 2100mm.

- Thang máy chữa cháy phải đi đến tầng cao nhất so với tầng phục vụ việc chữa cháy trong thời gian 60s, tính từ khi sau lúc đóng các cửa của thang máy chữa cháy.

Như vậy, thang máy chữa cháy phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cơ bản nêu trên.

2. Thang máy chữa cháy tại tòa nhà chung cư để đối tượng nào sử dụng?

Thang máy chữa cháy
Thang máy chữa cháy tại tòa nhà chung cư để đối tượng nào sử dụng? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà, công trình QCVN 06:2022/BXD, được ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD, có quy định về các giải pháp đảm bảo và tổ chức việc chữa cháy như sau:

- Bố trí đường cho xe chữa cháy, bãi đỗ xe chữa cháy, lối tiếp cận cho lực lượng, phương tiện chữa cháy kết hợp chung với đường và lối đi tuỳ thuộc theo công năng của toà nhà chung cư hoặc được bố trí riêng.

- Bố trí các thang chữa cháy ở ngoài nhà và đảm bảo các phương tiện cần thiết để đưa lực lượng chữa cháy và các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc chữa cháy đến các tầng, mái của các nhà, trong đó bao gồm cả bố trí thang máy có chế độ “chuyên chở lực lượng chữa cháy”.

- Bố trí đường ống cấp nước chữa cháy kết hợp với đường ống cấp nước sinh hoạt hoặc được bố trí riêng. Khi cần thiết, bố trí các họng tiếng nước, đường ống tiếp nước vào bên trong nhà cho lực lượng chữa cháy/các nguồn cấp nước chữa cháy khác.

- Bảo vệ chống khói cho lỗi đi của lực lượng chữa cháy ở bên trong tòa nhà.

- Trang bị cho tòa nhà các phương tiện cứu người cho cá nhân/tập thể trong các trường hợp cần thiết.

- Bố trí, xây dựng công trình, trạm phòng cháy chữa cháy phù hợp tương ứng với số lượng nhân viên và thiết bị kỹ thuật chữa cháy cần thiết, đảm bảo đáp ứng các điều kiện chữa cháy trên công trình/khu vực thuộc phạm vi hoạt động của các trạm phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.

Như vậy, theo quy định nêu trên về giải pháp đảm bảo và tổ chức việc chữa cháy có quy định việc bố trí thang máy tại tòa nhà chung cư là để phục vụ cho lực lượng chữa cháy và các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc chữa cháy đến các tầng và mái của các nhà khi xảy ra tình huống cháy, nổ.

3. Thang máy chữa cháy được bố trí ở đâu trong tòa nhà chung cư?

Theo quy định tại điểm A.2.12 Mục A.2 Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà, công trình QCVN 06:2022/BXD, được ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD, đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 09/2023/TT-BXD, theo đó có quy định về việc bố trí thang máy chữa cháy, cụ thể như sau:

- Phải bố trí thang máy chữa cháy trong các giếng thang riêng biệt, phải có sảnh thang máy độc lập. Trong trường hợp bố trí chung với giếng thang và sảnh thang thì việc bảo vệ giếng thang và sảnh thang chung này phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu tại điểm A.2.24 Mục A.2 Phụ lục A QCVN 06:2022/BXD như đối với thang máy chữa cháy cụ thể như:

  • Giới hạn chịu lửa của cửa đi, cửa nắp, các tấm chèn bịt lỗ mở ở trên cấu kiện xây dựng có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 30 (EIW 30) trong trường hợp sử dụng trong các cấu kiện mà có giới hạn chịu lửa EI 60 (EIW 60), và không được nhỏ hơn EI 60 (EIW 60) trong những trường hợp còn lại.

  • Cửa đi của sảnh thang máy, cửa đi của gian thang máy của thang máy phải là cửa không lọt khí, khói.

  • Ở các giếng kỹ thuật thì chỉ được dùng để đi đường ống cấp, thoát nước với các ống được chế tạo từ các vật liệu không cháy thì cho phép dùng cửa/van ngăn cháy loại 2 (EI 30).

  • Và các yêu cầu khác.

- Lối ra ngoài từ tối thiểu một trong những thang máy chữa cháy không được bố trí đi qua tiền sảnh chung của nhà chung cư.

- Số lượng thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy đảm bảo phải được tính toán đầy đủ để khoảng cách tính từ vị trí cửa các tháng máy này đến một địa điểm bất kỳ tại mặt bằng tầng mà nó phục vụ chữa cháy (bán kính phục vụ) không được vượt quá 45m.

Như vậy, việc bố trí thang máy chữa cháy chữa cháy trong tòa nhà chung cư phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Trên đây là những thông tin về các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?