Điều kiện lối thoát hiểm trong PCCC được quy định thế nào?

Lối thoát hiểm trong PCCC được bố trí để giúp mọi người có thể có đường thoát hiểm an toàn khi xảy ra cháy, nổ. Điều kiện lối thoát hiểm được quy định rõ ràng, chi tiết và các cơ sở bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định.

1. Điều kiện lối thoát hiểm trong PCCC được quy định thế nào?

Điều kiện lối thoát hiểm trong PCCC được quy định thế nào?
Điều kiện lối thoát hiểm trong PCCC được quy định thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo tiểu mục 3.2.10 và 3.2.11 Mục 3 QCVN 06:2022 quy định về điều kiện của lối thoát hiểm trong PCCC như sau:

- Các cửa của lối ra thoát nạn, các cửa khác trên đường thoát nạn được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra bên ngoài.

Không quy định về chiều mở đối với cửa của:

  • Gian phòng thuộc nhóm F1.3, F1.4.

  • Giai phòng mà có mặt đồng thời không vượt quá 15 người, trừ gian phòng hạng A hoặc B.

  • Phòng kho có diện tích không quá 200m2 và không có người làm việc thường xuyên tại đây.

  • Buồng vệ sinh.

  • Các lỗi ra dẫn vào các chiếu tháng của cầu thang bộ thuộc loại 3.

- Các cửa của lối ra thoát nạn từ hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, buồn thang bộ, sảnh phải được mở tự do từ bên trong, không cần chìa khoá. Đối với nhà có chiều cao PCCC >15m thì các cửa trên (trừ cửa của căn hộ) phải là cửa đặc/cửa với kính cường lực.

- Cửa của lối thoát nạn từ khu vực được bảo vệ chống khói cưỡng bức phải là loại cửa đặc, đã được trang bị cơ cấu tự đóng; khe cửa được chèn kín; nếu cần mở khi sử dụng thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng lại khi có cháy.

- Đối với buồng thang bộ, lối thoát hiểm phải có cơ cấu tự đóng, khe cửa được chèn kín. Cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra bên ngoài cho phép không có cơ cấu tự đóng, không cần chèn khe cửa kín.

Trừ các trường hợp trên, cửa của buồng thang bộ đảm bảo phải là cửa ngăn cháy loại 1 đối với loại nhà có bậc chịu lửa I, II; loại 2 đối với loại nhà có bậc chịu lửa III, IV; loại 3 đối với loại nhà có bậc chịu lửa V.

Ngoài các quy định trên, lối thoát hiểm từ hành lang tầng đi bào buồng thang bộ để phục vụ từ 4 tầng nhà trở lên (trừ nhà phục vụ cho mục đích cải tạo, giam giữ) thì phải đảm bảo điều kiện:

- Tất cả khoá điện được lắp trên cửa phải tự động mở khi hệ thống báo cháy tự động bị kích hoạt. Ngay khi mất điện, các khoá điện đó cũng tự động mở.

- Người sử dụng buồng thang có thể quay trở lại phía trong nhà bằng cửa chính vừa đi qua/các điểm bố trí của quay trở lại bên trong nhà.

- Bố trí trước các điểm để quay trở lại bên trong theo nguyên tắc cảnh cửa chỉ được phép ngăn chặn việc quay trở lại bên trong nếu như đáp ứng các yêu cầu:

  • Có không ít hơn 02 tầng, nơi mà có thể đi ra buồng thang bộ để đến 01 lối thoát hiểm khác.

  • Có không quá 04 tầng nằm giữa các tầng nhà mà có thể đi ra buồng thang bộ để đến lối thoát hiểm khác.

  • Việc quay trở lại bên trong phải được đánh dấu trên mặt cửa bên trong buồng thang dòng chữ “Cửa có thể đi vào trong nhà”, có chiều cao các chữ tối thiểu 50mm, chiếu cao được bố trí không được thấp hơn 1,2m, không cao hơn 1,8m.

  • Các cửa không cho phép quay trở lại bên trong phải thông báo trên mặt cửa bên trong buồng thang để có thể nhận biết được vị trí của cửa quay trở lại bên trong/lối thoát hiểm gần nhất theo từng hướng di chuyển khi xảy ra cháy.

  • Đối với cửa không cho phép quay lại bên trong thì mặt cửa phía hành lang trong nhà (ở ngoài buồn tháng) nên có biển để cảnh cáo cho người sử dụng là không thể quay trở lại bên trong khi họ qua cửa đó.

2. Vi phạm quy định về lối thoát hiểm bị xử phạt bao nhiêu?

điều kiện lối thoát hiểm
Vi phạm quy định về lối thoát hiểm bị xử phạt bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về lối thoát hiểm sẽ bị xử phạt như sau:

Hành vi vi phạm

Mức phạt tiền

Lắp gương trên đường để thoát nạn hoặc lắp cửa thoát nạn mà không mở theo chiều thoát nạn.

Từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng

Nếu có một trong cách hành vi sau:

  • Bố trí, sắp xếp hàng hóa, vật tư, phương tiện giao thông, các vật dụng khác làm cản trở lối thoát hiểm.

  • Tháo lỡ/là hỏng/là mất tác dụng của phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, biển báo, sơ đồ chỉ dẫn, biển chỉ dẫn PCCC trên lối thoát hiểm.

  • Không lắp sơ đồ chỉ dẫn, biển chỉ dẫn, biển báo PCCC trên lối thoát hiểm.

  • Không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của các phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát hiểm.

Từ 01 - 02 triệu đồng

Nếu có một trong cách hành vi sau:

  • Không lắp phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn, hoặc lắp đặt nhưng không đủ sáng, không đúng quy cách hoặc không có tác dụng.

  • Cửa thoát nạn, lối thoát nạn, đường thoát nạn, cầu thang thoát nạn không đủ kích thước và số lượng.

Từ 02 - 05 triệu đồng

Khóa, chặn, chèn cửa thoát nạn

Từ 05 - 15 triệu đồng

Làm mất tác dụng của đường, lối thoát nạn

Từ 15 - 25 triệu đồng

3. Cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC có thể bị đình chỉ không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về việc tạm đình chỉ và đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, trong đó có quy định trường hợp sau:

Cơ sở vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy chữa cháy, đã được cơ quan thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà vẫn không khắc phục, trong đó có hành vi là mất tác dụng của lối thoát nạn mà khi xảy ra cháy có thể gây thiệt ngại nghiêm trọng về người, tài sản.

Trên đây là những thông tin về Điều kiện lối thoát hiểm trong PCCC được quy định thế nào?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?