Kiểm tra, bảo dưỡng bình khí chữa cháy như thế nào? 2024

Để bình khí chữa cháy đảm bảo hoạt động hiệu quả thì cần phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng bình khí chữa cháy định kỳ theo quy định của các tiêu chuẩn hiện hành. Vậy Kiểm tra bảo dưỡng bình khí chữa cháy như thế nào?

1. Kiểm tra bảo dưỡng bình khí chữa cháy như thế nào?

Kiểm tra, bảo dưỡng bình khí chữa cháy như thế nào?
Kiểm tra bảo dưỡng bình khí chữa cháy như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo mục 7 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Phần 2: Bình khí chữa cháy, việc kiểm tra và bảo dưỡng bình khí chữa cháy tự động được thực hiện như sau:

- Định kỳ 06 tháng/lần, thực hiện các nội dung dưới đây:

  • Kiểm tra áp suất của bình chứa hiển thị ở trên đồng hồ đo áp suất của từng bình chứa khí. Nếu như đồng hồ đo áp suất giảm trên 10% hoặc trọng lượng giảm hơn 5% thì phải nạp lại/thay thế. Áp suất thay đổi theo nhiệt độ, cần phải xem xét đến yếu tố này khi tiến hành kiểm tra đồng hồ đo áp suất.

  • Kiểm tra toàn bộ các thành phần, gồm: khung giá đỡ và siết lại, sửa chữa/thay thế khi cần thiết.

  • Thay thế bất kỳ thành phần nào nếu nghi ngờ khả năng thực hiện theo đúng chức năng của thành phần đó.

  • Kiểm tra tất cả đường ống, phụ kiện, đầu phun xả khí xem bị lỏng, bụi bẩn, hư hỏng không. Tất cả đường ống đầu ra phải sạch, không có bụi bẩn hay mảnh vỡ, không bị bịt kín và có các vật liệu lạ khác có thể làm cho bình không hoạt động/hoạt động không hiệu quả khi xả khí để chữa cháy.

- Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ 12 tháng/lần đối với:

  • Toàn bộ ống dẫn (nếu có), đầu phun xả khí của bình khí đảm bảo được kiểm tra hàng năm xem có hư hỏng không. Nếu kiểm tra trực quan thấy có bất kỳ khiếm khuyết nào thì phải thay thế.

  • Kiểm tra khu vực sử dụng bình khí chữa cháy tối thiểu 12 tháng/lần, phải kiểm tra, đánh giá phòng sử dụng bình khí chữa cháy, xác định xem có bị thay đổi kết cấu có thể ảnh hưởng đến sự thất thoát khi chữa cháy hay ảnh hưởng đến hiệu quả chữa cháy không.

Nếu không thể đánh giá được bằng quan sát thì cần thực hiện kiểm tra độ kín của phòng.

2. Yêu cầu kỹ thuật của bình chứa khí gồm những gì?

Yêu cầu kỹ thuật của bình chứa khí gồm những gì?
Yêu cầu kỹ thuật của bình chứa khí gồm những gì? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo tiểu mục 4.2 mục 4 TCVN 12314-2:2022 có quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với bình chứa khí phải đảm bảo yêu cầu tại tiểu mục 6.1 và 6.2 mục 6 TCVN 12314-2:2022, cụ thể:

- Thử nghiệm rò khí:

  • Bình chứa khí chữa cháy, cụm van sau khi nạp khí cần phải được kiểm tra rò khí bằng cách ngâm trong bể nước thử có khả năng tăng nhiệt độ trong 60min, thử bình khí tại mức nhiệt độ làm việc tối thiểu và tối đa (từ 20÷50°C), đảm bảo không có bất kỳ sự rò khi nào khi thử nghiệm.

  • Cơ cấu kích hoạt đảm bảo phải được chốt an toàn trong quá trình thử nghiệm để đề phòng bị kích ngoài ý muốn.

- Thử nghiệm về khả năng chịu áp vỏ bình:

  • Bình chứa khí chữa cháy sau khi xả khỉ thì phải được thử nghiệm khả năng chịu áp bằng cách kết nối hệ thống tăng áp bằng nước.

  • Tăng dần dần áp suất nước tương ứng với mức áp suất tại bảng dưới đây trong 5min.

Vật liệu chế tạo

Mức áp suất

Không chống ăn mòn

Qx1,6

Chống ăn mòn

Qx1,3

Chú thích: Q được hiểu là áp suất làm việc lớn nhất của bình khí.

- Bình chữa khí đảm bảo được trang bị đồng hồ chỉ thị áp suất của khí nạp trong bình.

- Bình chứa khí phải được kiểm tra, thử nghiệm định kỳ 05 năm/lần.

3. Tiêu chuẩn phòng thử nghiệm bình chứa khí chữa cháy 2024

Căn cứ theo tiểu mục A.1 Phụ lục A TCVN 12314-2:2022 tiêu chuẩn phòng thử nghiệm bình khí chữa cháy được quy định như sau:

- Kết cấu: Các phòng thử nghiệm phải được xây trong nhà/ngoài nhà sử dụng ván ép dày tối thiểu là 9,5mm hoặc vật liệu tương đương. Kết cấu phòng phải cho phép quan sát được bằng mắt thường sự chữa cháy từ bên ngoài phòng.

Phòng thử được duy trì ở nhiệt độ 21 ± 28°C trước khi đốt nhiên liệu thử.

- Phải lắp đặt 01 tấm chắn từ sàn đến trần, chiều cao bằng chiều cao của phòng. Khoảng cách tính từ tấm chắn đến đầu phun bằng một nửa khảng cách tính từ đầu phun đến tường của cấu kiện bao che.

Tắm chắn vuông góc với hướng giữa vị trí của đầu phun và tương của cấu kiện bao che, đồng thời có chiều dài bằng 20% chiều dài tường ngắn hơn đối với cấu kiện bao che.

- Các lỗ mở có thể đóng được, được bố trí trực tiếp trên/bên cạnh can thử để thông gió trước khi hệ thống được kích hoạt.

- Phòng thử được bố trí 02 lỗ mở hình vuông với diện tích 300x300mm (0,09m2) để cung cấp oxy cho đám cháy, phải có 01 lỗ hở bố trí gần góc phòng.

Lỗ hở còn lại được bố trí ở trên tường phía đối diện trực tiếp đám cháy thử, ở cạnh trên của lỗ cách trần không quá 50mm.

- Khi thử nghiệm, ngay khi xả khí chữa cháy/hệ thống tự kích hoạt xả khí chữa cháy thì các lỗ mở đảm bảo phải được đóng kín nhanh chóng.

4. Không kiểm tra, bảo dưỡng bình khí chữa cháy có bị phạt không?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định nếu không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện PCCC định kỳ thì sẽ bị phạt tiền từ 0,5 - 1,5 triệu đồng.

Bình khí chữa cháy là một trong những phương tiện chữa cháy, do đó đối với hành vi không kiểm tra, bảo dưỡng bình khí chữa cháy thì sẽ bị phạt từ 0,5 - 1,5 triệu đồng.

Để cập nhật văn bản pháp luật lĩnh vực An toàn lao động, PCCC, Bảo vệ môi trường, Y tế sức khỏe, Phát triển bền vững, hãy thamm gia group của LuatVietnam.
Trên đây là những thông tin về Kiểm tra, bảo dưỡng bình khí chữa cháy như thế nào? 2024.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Bắc đang diễn biến phức tạp. Điều không ai mong muốn đã xảy ra là hiện đã có nhiều thiệt hại về người và tài sản. Ngay lúc này, nhiều người trên cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đều hướng về miền Bắc, đều muốn chung tay đóng góp, ủng hộ mong miền Bắc sớm vượt qua thiên tai.