Huyện nào sắp lên quận và tỉnh nào lên thành phố trực thuộc TW?

Việc quy hoạch tỉnh nào sẽ lên thành phố trực thuộc trung ương và các huyện nào của Hà Nội và TP.HCM sẽ lên quận là thông tin thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân cũng như của các nhà đầu tư tại khu vực này.

Việt Nam sẽ có thêm 3 thành phố trực thuộc trung ương 

Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có nêu rõ dự kiến ba tỉnh thành sau sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, sánh ngang với Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ hiện nay.

3 tỉnh này là: Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa.

Cụ thể, theo mục tiêu, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025 và trở thành thành phố Festival trong tầm nhìn đến năm 2045.

Trong tầm nhìn đến năm 2030, Khánh Hòa cũng phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó thành phố Nha Trang là hạt nhân.

tinh-nao-sap-len-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong
Khánh Hòa với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong năm 2030 

Như vậy, nếu mục tiêu trên trở thành hiện thực, Việt Nam sẽ có tất cả 8 thành phố trực thuộc trung ương.

  • Hà Nội

  • Hải Phòng

  • Đà Nẵng

  • TP. Hồ Chí Minh

  • Cần Thơ

  • Bắc Ninh

  • Thừa Thiên Huế

  • Khánh Hòa

Theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15, từ ngày 01/01/2023, các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:

Thứ nhất, quy mô dân số từ 1 triệu người trở lên, 

Thứ hai, diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên

Thứ ba, có 9 huyện trực thuộc trở lên

Thứ tư, Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I, 

Thứ năm, thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước gấp 1,75 lần, mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất đạt bình quân của cả nước; và một số tiêu chí khác.
 

Hà Nội - 5 huyện dự kiến lên quận

Ngoài thông tin về 3 tỉnh sẽ lên Thành phố trực thuộc trung ương sắp tới, thông tin huyện nào của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lên quận cũng được rất nhiều người quan tâm.

Cũng theo Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 do Thủ tướng phê duyệt, Hà Nội sẽ có thêm 5 huyện sắp lên quận, gồm: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và Đan Phượng.

Kế hoạch này đang được Hà Nội gấp rút triển khai. Điển hình là vào ngày 24/10 vừa qua, Ủy ban nhân dân Thành Phố đã ủy quyền cho các huyện nêu trên lập Đề án thành lập quận, phường trực thuộc.

Trong 5 huyện định hướng lên quận, Đông Anh có quy mô lớn nhất, tiếp đến là Gia Lâm. Vì thế, Thành phố sẽ hỗ trợ và quyết tâm đưa 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận ngày vào năm 2023. 3 huyện còn lại có thể sẽ lên quận vào năm 2025.

Nếu như 5 huyện này được lên quận, Hà Nội sẽ có tổng 17 quận.:
 

Ba Đình

Hoàn Kiếm

Đống Đa

Hai Bà Trưng

Bắc Từ Liêm

 Nam Từ Liêm

Cầu Giấy

 Hà Đông

Hoàng Mai

Long Biên

Tây Hồ

Thanh Xuân

Hoài Đức

Gia Lâm

 Đông Anh

Thanh Trì, Đan Phượng


Đáng chú ý, theo chương trình dự kiến của thành phố, trong giai đoạn 2026 - 2030, 3 huyện sẽ lên quận tiếp theo gồm: Thanh Oai, Thường Tín và Mê Linh.


TP. Hồ Chí Minh - 1 huyện lên quận, 4 huyện "lên thẳng" thành phố?

Giữa năm 2022, tại Hội nghị triển khai các đề án khoa học thuộc đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố trực thuộc TP.HCM giai đoạn 2021-2023, TP Hồ Chí Minh có định hướng phát triển các huyện: Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh lên thành thành phố trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, giống như Thành phố Thủ Đức hiện nay. 

Còn huyện Nhà Bè cũng được định hướng chuyển lên thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, mới đây nhất, vào tháng 10/2022, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết cả 5 huyện đều chưa đủ tiêu chuẩn, tiêu chí để nâng cấp thành quận và thành thành phố. 

Do đó, đến nay TPHCM chưa có chủ trương chính thức xây dựng các huyện thành quận hay thành phố.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ trương tỉnh nào sắp lên thành phố trực thuộc trung ương và các huyện nào của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sẽ lên quận. 

Do vậy, đó mới chỉ là chủ trương, đề xuất, thông tin chính thức cần đợi các cơ quan chức năng công bố. Trên thực tế, việc công bố sớm dễ dẫn đến tình trạng “mua bán đất ào ào, không tốt cho người dân”, hậu quả là giá đất tăng nhưng chất lượng cuộc sống người dân không tăng.  

Những thông tin về quy hoạch sẽ được LuatVietnam tiếp tục cập nhật. Nếu cần thêm thông tin, vui lòng gọi ngay cho LuatVietnam theo số 1900.6192 .  

Đánh giá bài viết:
(17 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?