Điều kiện được hưởng lãi suất ưu đãi khi vay tiền ngân hàng

Hiện nay, để thu hút khách hàng vay vốn, nhiều ngân hàng đã đưa ra các chương trình lãi suất ưu đãi hấp dẫn. Vậy điều kiện hưởng lãi suất ưu đãi của cá nhân, tổ chức khi vay vốn tại ngân hàng là gì?

1. Lãi suất vay ngân hàng là bao nhiêu? Cách tính thế nào?

Lãi suất vay ngân hàng là bao nhiêu chắc chắn là điều mà mọi cá nhân, tổ chức vay vốn ngân hàng quan tâm hàng đầu. Theo đó, tại Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng đã quy định cụ thể về lãi suất và các loại phí trong hoạt động cho vay của ngân hàng như sau:

1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Theo quy định này, có thể thấy, với mỗi ngân hàng khác nhau và với mỗi đối tượng khác nhau có thể áp dụng mức lãi suất cho vay khác nhau. Việc quyết định áp dụng mức lãi suất cho vay nào hoàn toàn dựa vào sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay.

Tuy nhiên, khi đã ấn định mức lãi suất cho vay thì các ngân hàng phải niêm yết công khai để người vay được biết.

Hiện nay, trên thị trường thường áp dụng 03 loại lãi suất: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp. Trong đó:

- Lãi suất cố định: Trong suốt thời gian vay, lãi suất được tính cố định, không thay đổi cho từng tháng.

Ví dụ: Anh A vay 300 triệu đồng trong thời gian 03 năm với lãi suất cố định là 9%/năm trong suốt 03 năm đó.

- Lãi suất thả nổi: Đây là dạng lãi suất được tính không cố định trong từng tháng. Trong thời hạn vay vốn, lãi suất có thể tăng hoặc giảm theo thị trường và theo chính sách của từng ngân hàng trong từng thời điểm.

Ví dụ: Anh A vay 600 triệu đồng trong thời hạn 01 năm với mức lãi suất thả nổi. Tại thời điểm ký hợp đồng, lãi suất tiết kiệm là 6,5%/năm và lãi suất thả nổi định kỳ 03 tháng điều chỉnh một lần. Do đó, lãi suất thả nổi mà anh A phải chịu là 9,5%/năm.

- Lãi suất hỗn hợp: Đây là loại lãi suất kết hợp của hai hình thức lãi suất nêu trên. Thông thường, trong 01 năm đầu tiên, khách hàng vay sẽ áp dụng lãi suất cố định. Sau 01 năm vay vốn thì khách hàng vay sẽ hưởng lãi suất thả nổi theo thị trường tính tại thời điểm đó.

Ví dụ: Anh A mua chung cư và vay ngân hàng 600 triệu đồng trong thời hạn 03 năm. Anh A được hưởng lãi suất cố định trong năm đầu tiên là 8%/năm. Năm thứ hai và năm thứ ba, anh A sẽ phải chịu lãi suất thả nổi với biên độ điều chỉnh 03 tháng/lần. Sau năm đầu tiên, đến năm thứ hai, lãi suất tiết kiệm là 6,5%/năm nên anh A chịu mức lãi suất là 9,5%/năm. Đến năm thứ ba, lãi suất tiết kiệm là 7%/năm nên anh A chịu mức lãi suất là 10%/năm.

Lưu ý: Lãi suất sẽ được ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng nhanh, chính xác

dieu kien huong lai suat uu dai

2. Điều kiện hưởng lãi suất ưu đãi khi vay tiền ngân hàng

2.1 Lãi suất ưu đãi thông thường

Như phân tích ở trên, có thể thấy, không phải mọi ngân hàng đều áp dụng một mức lãi suất cố định, giống nhau. Tuỳ vào mục đích vay vốn, khách hàng vay cũng như chính sách áp dụng lãi suất của từng ngân hàng cùng thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng để quyết định mức lãi suất với từng khách hàng vay.

Đồng thời, Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay như sau:

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

Có thể thấy, lãi suất bao nhiêu hoàn toàn dựa vào sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay dựa theo thị trường, nhu cầu vay, khách hàng và chính sách của ngân hàng. Do đó, điều kiện hưởng lãi suất ưu đãi cũng theo quy định của từng ngân hàng.

Như vậy, không có quy định cụ thể về điều kiện hưởng lãi suất ưu đãi khi vay tiền ngân hàng mà hoàn toàn dựa vào chính sách của từng ngân hàng và sự thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng vay.

2.2 Gói hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Mặc dù lãi suất ưu đãi khi vay ngân hàng được thực hiện theo thoả thuận giữa ngân hàng và người vay nhưng nếu thuộc trường hợp được hưởng các ưu đãi của chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ thì phải đáp ứng điều kiện tương ứng.

Có thể kể đến hai chính sách hỗ trợ ưu đãi vay vốn hiện nay gồm:

Hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước đã tung ra thị trường gói hỗ trợ lãi suất cho một số đối tượng nêu tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với mức lãi suất hỗ trợ là 2%/năm.

Theo đó, điều kiện để được hưởng mức lãi suất ưu đãi này là:

- Đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định.

- Ký thoả thuận cho vay, giải ngân trong khoảng thời gian từ 01/01/2022 - 31/12/2023.

- Khoản vay sử dụng đúng mục đích:

  • Có mục đích sử dụng vốn vay thuộc ngành đã đăng ký kinh doanh: Hàng không, vận tải kho bãi (H), du lịch (N79), dịch vụ lưu trú, ăn uống (I), giáo dục và đào tạo (P), nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (A), công nghiệp chế biến, chế tạo (C), xuất bản phần mềm (J582), Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62), hoạt động dịch vụ thông tin (J-63).
  • Thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ theo quy định.

- Chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước theo các chính sách khác.

Hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội

Nội dung của chính sách này được nêu tại Nghị định 36/2022/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng được hỗ trợ vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội có khoản vay đáp ứng điều kiện:

- Thuộc chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay.

- Có lãi suất vay vốn trên 6%/năm

- Được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân, phát sinh dư nợ trong thời gian hỗ trợ.

- Đúng đối tượng vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Theo đó, khách hàng vay sẽ được hỗ trợ lãi suất 2%/năm tính trên số dư nợ vay của các khoản giải ngân trong thời gian từ 01/01/2022 - 31/12/2023 hoặc cho đến khi Ngân hàng Chính sách xã hội thông báo kết thúc hỗ trợ.

Việc hỗ trợ này sẽ được Ngân hàng Chính sách xã hội giảm trừ vào số tiền lãi phải trả của khách hàng vay hàng tháng.

Trên đây là quy định về điều kiện hưởng lãi suất ưu đãi khi vay tiền ngân hàng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Người xuất ngũ năm 2023, hưởng quyền lợi chưa từng có

Người xuất ngũ năm 2023, hưởng quyền lợi chưa từng có

Người xuất ngũ năm 2023, hưởng quyền lợi chưa từng có

Thời điểm xuất ngũ và các quyền lợi công dân sau khi xuất ngũ được hưởng cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đáng chú ý, từ 01/7/2023, Nhà nước ta tăng mức lương cơ sở so với trước đây, điều này đã tác động trực tiếp đến quyền lợi của quân nhân xuất ngũ.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là Chủ nhật, học sinh có được nghỉ bù?

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là Chủ nhật, học sinh có được nghỉ bù?

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là Chủ nhật, học sinh có được nghỉ bù?

Vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các trường có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, thi đua... nhằm tôn vinh, tri ân những người làm việc trong ngành giáo dục. Tuy nhiên năm nay, ngày 20/11 lại vào Chủ nhật, nếu tổ chức các hoạt động này vào cuối tuần thì học sinh có được nghỉ bù?