Thủy đậu là gì? Hướng dẫn chẩn đoán bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một trong các bệnh lý thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa. Cùng tìm hiểu về bệnh thủy đậu là gì và cách phòng tránh theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 5642/QĐ-BYT.

 
benh-thuy-dau-la-gi
(Ảnh minh hoạ)

1. Bệnh thủy đậu là gì?

1.1. Khái niệm

Bệnh thủy đậu (hay có nơi gọi là bệnh trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính được hướng dẫn chẩn đoán theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT năm 2015.

Bệnh do virus Herpes zoster thuộc họ Herpeviridae gây nên. Virus lây truyền qua đường hô hấp từ người bị thủy đậu sang người bình thường thông qua các hành động như nói chuyện, ho, hắt hơi,... 

Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp từ việc dùng chung đồ dùng, dụng cụ như khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước,... do có giọt bắn từ nước bọt, dịch tiết từ tổn thương của người nhiễm bệnh.

Sau khi nhiễm thủy đậu, người bệnh sẽ có hiện tượng phát ban, nổi mụn nước nhỏ chứa dịch gây ngứa ngáy.

1.2. Đối tượng có nguy cơ bị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi. Trong đó, giai đoạn từ 6 tháng đến 7 tuổi là giai đoạn dễ nhiễm virus nhất. Với người lớn (trên 20 tuổi) thì tỷ lệ mắc ở khoảng 10% do đa số đã có miễn dịch.

Tỷ lệ tái nhiễm với bệnh thủy đậu chỉ khoảng 1% và rất hiếm có người bị nhiều hơn một lần trong đời.

2. Những triệu chứng của bệnh thủy đậu là gì?

2.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 10 - 21 ngày, trung bình là 14 - 17 ngày. Ở giai đoạn này người bệnh chưa có triệu chứng cụ thể nào nên rất khó xác định bệnh.

Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh chuyển sang giai đoạn tiền triệu. Giai đoạn này kéo dài 1 - 2 ngày trước khi người bệnh phát ban. Người bệnh bắt đầu thấy mệt mỏi, sốt từ 37,8 độ - 39 độ, có thể đau đầu, đau cơ, đau họng, nôn ói, chán ăn, chảy nước mũi.

Kết thúc giai đoạn tiền triệu, trên cơ thể xuất hiện ban trên bề mặt da từ mặt và thân, rồi đến toàn cơ thể (một số trường hợp có thể xuất hiện ban ở niêm mạc hầu họng hoặc âm đạo). Ban này có dạng dát sẩn rồi chuyển sang dạng phỏng nước có dịch trong như dạng giọt sương và viền đỏ xung quanh, kích thước nhỏ 5-10 mm. 

Sau vài ngày, vùng giữa vết phỏng trở nên lõm dần, dịch bên trong chuyển thành đục. Tiếp đến, nốt phỏng sẽ bị vỡ, da đóng vảy và lành lại sau 1-2 tuần.

Trên thực tế, số lượng và mức độ nghiêm trọng của ban là khác nhau giữa các bệnh nhân. Thông thường, trẻ nhỏ sẽ ít ban hơn trẻ lớn; các trường hợp lây bệnh thứ cấp và tam cấp cũng xuất hiện nhiều ban hơn.

trieu-chung-benh-thuy-dau
(Ảnh minh hoạ)

2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Ngoài các yếu tố lâm sàng, các cơ sở y tế có thể thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như công thức máu, sinh hóa máu để xác định chính xác bệnh.

  • Kết quả công thức máu: bạch cầu bình thường, có thể có hiện tượng giảm như các bệnh do nhiễm virus khác.

  • Kết quả sinh hóa máu: có thể có tăng men gan do virus

2.3. Chẩn đoán xác định

Về cơ bản, chẩn đoán thủy đậu dựa trên các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân và không cần xét nghiệm khẳng định, do có sự xuất hiện của các ban thủy đậu đặc trưng dạng phỏng rải rác toàn thân người bệnh.

Một số trường hợp phức tạp thì cơ sở y tế mới thực hiện các xét nghiệm khẳng định thủy đậu không sẵn có trong lâm sàng như:

  • Xét nghiệm dịch nốt phỏng

  • Xét nghiệm huyết thanh học

2.4. Chẩn đoán phân biệt

Bên cạnh các chẩn đoán trên, cơ sở y tế cần phân biệt được ban thủy đậu và ban của một số bệnh khác như bệnh chân tay miệng, herpes hay viêm da mủ,...

  • Ban do bệnh chân tay miệng: ban dạng phỏng nước nhỏ hơn ban thủy đậu, tập trung ở chân và mông hoặc lòng bàn tay/chân.

  • Ban do herpes: ban nhỏ tập trung ở các vùng da chuyển tiếp niêm mạc như mắt, môi, miệng hoặc bộ phận sinh dục, trực tràng.

3. Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?

3.1. Nguyên tắc điều trị

Hiện tại, bệnh thủy đậu chưa có thuốc đặc trị nên nguyên tắc điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ, bao gồm hạ nhiệt và chăm sóc các tổn thương da.

Đặc biệt với những trường hợp bị suy giảm miễn dịch, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng phương pháp điều trị kháng virus Herpes giúp giảm mức độ nặng và thời gian bị bệnh.

dieu-tri-benh-thuy-dau
(Ảnh minh hoạ)

3.2. Điều trị kháng virus

  • Với người bình thường: Acyclovir uống 800mg 5 lần/ngày. Với trẻ dưới 12 tuổi thì dùng liều 20 mg/kg 6 giờ/lần

  • Với người suy giảm miễn dịch nặng: Acyclovir tĩnh mạch 10 - 12,5 mg/kg 8 giờ/lần

  • Với người suy giảm miễn dịch nhẹ: sử dụng thuốc kháng virus dạng uống

3.3. Điều trị hỗ trợ

  • Đối với tổn thương da: làm ẩm và bôi thuốc chống ngứa tại chỗ, sát khuẩn tại chỗ để ngăn ngừa bội nhiễm.

  • Đối với hiện tượng sốt cao: điều trị hạ nhiệt bằng paracetamol

  • Đối với trường hợp bệnh nhân ngứa tại vết ban: điều trị kháng histamin

  • Đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm phổi do thủy đậu: điều trị hô hấp tích cực

  • Đối với trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm tổn thương da hoặc tại các cơ quan khác: điều trị kháng sinh

4. Những biến chứng không mong muốn

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm khá lành tính, ít biến chứng. Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời đúng cách có thể sẽ xảy ra một số biến chứng không mong muốn như:

  • Nhiễm trùng tại các nốt ban thủy đậu, nhiễm trùng mô mềm, xương, khớp, nhiễm trùng máu

  • Rối loạn tiểu não và viêm màng não

  • Viêm não, viêm tủy cắt ngang

  • Hội chứng Guillain-Bares

  • Hội chứng Reye

  • Viêm phổi

  • Viêm cơ tim

  • Tổn thương giác mạc

  • Viêm thận, viêm cầu thận cấp

  • Viêm khớp

  • Viêm gan

  • Trẻ sơ sinh khuyết tật hoặc tử vong nếu mẹ mang thai bị thủy đậu 5 ngày trước sinh hoặc 2 ngày sau sinh

Trẻ sơ sinh có mẹ chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin ngừa thủy đậu, thai phụ chưa mắc bệnh, người suy giảm miễn dịch,... có khả năng cao gặp biến chứng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu

  • Tiêm vắc xin: tiêm vắc xin là phương án tốt nhất, an toàn nhất và có tính hiệu quả cao để phòng ngừa bệnh thủy đậu. Bác sĩ sẽ tiêm vắc xin sống giảm độc lực cho tất cả trẻ trên 1 tuổi đến dưới 12 tuổi chưa mắc thủy đậu và người lớn chưa có kháng thể với virus thủy đậu. Lưu ý, không tiêm vắc xin thủy đậu với trẻ suy giảm miễn dịch nặng do nhiễm HIV.

  • Huyết thanh kháng thủy đậu: sử dụng với những người bệnh có nguy cơ bị biến chứng nặng do thủy đậu trong vòng 72 giờ sau tiếp xúc với nguồn bệnh.

  • Cách ly, hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh thủy đậu

  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sinh hoạt sạch sẽ, trong lành.

  • Rèn luyện nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng để đảm bảo khả năng chống lại virus.

6. Kết luận

Từ những thông tin trên đây, tin rằng quý bạn đọc đã hiểu bệnh thủy đậu là gì, cũng như hướng dẫn chẩn đoán bệnh thủy đậu. Có thể thấy rằng, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến, lành tính và dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Cao đẳng là gì? Chương trình và thời gian đào tạo cao đẳng

Cao đẳng là gì? Chương trình và thời gian đào tạo cao đẳng

Cao đẳng là gì? Chương trình và thời gian đào tạo cao đẳng

Hiện nay, nước ta có hơn 400 trường cao đẳng rải rác tại các tỉnh, thành phố. Việc học cao đẳng đã là một lựa chọn của không ít những bạn trẻ vì cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp cao đẳng ngày càng tăng. Vậy cao đẳng là gì? Chương trình và thời gian đào tạo cao đẳng là bao lâu? Tôi sẽ làm rõ vấn đề trên qua bài viết này.