Hướng dẫn triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ và biện pháp phòng bệnh

Tại Công văn 4849/BYT-DP về tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã hướng dẫn triệu chứng nghi ngờ đậu mùa khỉ và biện pháp phòng bệnh.

Theo đó, các triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (thủy đậu, herpes, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, lậu, giang mai...).

- Và có một hoặc nhiều triệu chứng sau: Đau đầu, Sốt (>38,5), Nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), Đau cơ, đau lưng, đau nhức cơ thể, Mệt mỏi.

- Và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:

  • Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh.
  • Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có quan hệ với nhiều bạn tình.
Hướng dẫn triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ và biện pháp phòng bệnh
Hướng dẫn triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ và biện pháp phòng bệnh (Ảnh minh họa)

Tại khuyến cáo phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ tại Công văn 4849/BYT-DP, Bộ Y tế cũng chỉ ra các biện pháp phòng bệnh:

(1) Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

(2) Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

(3) Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

(4) Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

(5) Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ/mắc bệnh, động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

(6) Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Tại Công văn 4849/BYT-DP, Bộ Y tế cũng đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu giám sát cửa hàng xăng dầu còn sử dụng máy POS, điện thoại để lập hóa đơn điện tử

Yêu cầu giám sát cửa hàng xăng dầu còn sử dụng máy POS, điện thoại để lập hóa đơn điện tử

Yêu cầu giám sát cửa hàng xăng dầu còn sử dụng máy POS, điện thoại để lập hóa đơn điện tử

Nội dung này được Thủ tướng Chính phủ đề cập đến tại Công điện 129/CĐ-TTg về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.