HIV là gì? Người nhiễm HIV có những quyền, nghĩa vụ gì?

HIV là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với người, đã tồn tại và cướp đi tính mạng của rất nhiều người trong nhiều thập kỷ qua. Vậy HIV là gì? Pháp luật quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. HIV là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người:

“HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh”.

HIV thuộc nhóm Retrovirus, chúng xâm nhập cơ thể con người, phá hủy các tế bào, làm suy giảm hệ miễn dịch của con người. Từ đó, các tế bào trong cơ thể không chống lại các bệnh khác, tăng khả năng mắc ung thư.

HIV-la-gi-nguyen-nhan-dan-toi-HIV
HIV là gì? Nguyên nhân dẫn tới HIV (Ảnh minh họa)

2. Nguyên nhân và hậu quả dẫn đến lây nhiễm HIV

HIV là căn bệnh rất là nguy hiểm đến tính mạng của con người. Sau đây là 3 đường lây nhiễm và là nguyên nhân chính dẫn đến lây nhiễm HIV.

Lây nhiễm qua đường máu là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bị nhiễm HIV. Việc sử dụng chung các dụng cụ sắc nhọn như dao cạo, kim (dùng trong châm cứu, xăm lông mày, xăm hình lên cơ thể,... hay những ống tiêm ma túy) trực tiếp đâm và bề mặt da hoặc mạch máu, đi sâu vào cơ thể người làm lây nhiễm virus HIV.

HIV-lay-nhiem-qua-duong-mau-thonng-qua-dung-cu-nhu-kim-tiem-dao-cao-rau-dung-cu-y-te
HIV lây nhiễm qua đường máu thông qua các dụng cụ như kim tiêm, dao cạo râu, dụng cụ y tế,... (Ảnh minh hoạ)

Các vết thương hở của người bình thường khi tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV hoặc cấy ghép mô tạng, truyền máu chưa được thực hiện sàng lọc nghiêm ngặt, có nhiễm HIV cho người bình thường. Và các dụng cụ y tế không được vệ sinh kỹ lưỡng và tiệt khuẩn không đúng cách cũng làm xác suất lây nhiễm HIV giữa người với người tăng cao.

Nhưng nếu bị muỗi chích hay côn trùng khác cắn thì sẽ không bị lây nhiễm HIV.

Theo thống kê nếu không được áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV, xác suất người mẹ có thai bị nhiễm HIV truyền sang con là 20-30%. Quá trình này diễn ra trong 3 giai đoạn: khi đang mang thai, máu và chất dịch của người mẹ trong quá trình sinh con, sữa mẹ khi cho con bú.

Lay-nhiem-HIV-tu-me-sang-con-trong-qua-trinh-mang-thai-sinh-con-va-cho-con-bu
Lây nhiễm HIV từ mẹ lây sang con trong quá trình mang thai, sinh con và cho con bú (Ảnh minh hoạ)

2.3. Lây nhiễm qua tình dục

Những năm gần đây, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn chiếm tỷ lệ cao hơn lây qua đường máu. Quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn không sử dụng biện pháp an toàn có nguy cơ lây nhiễm ước tính từ 1% trong mỗi lần quan hệ.

Lay-nhiem-HIV-qua-tinh-duc-khong-an -toan
Lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không dùng các biện pháp an toàn (Ảnh minh hoạ)

Khi bị nhiễm virus HIV, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, virus HIV sẽ làm suy giảm  hệ miễn dịch của con người. Các triệu chứng như phát sốt, viêm phổi, cảm thấy khó thở, tiêu chảy, nôn mửa thường xuyên kéo dài, dễ bị nổi mụn cóc và kích ứng da, nổi mẩn đỏ. Nếu không được chữa trị kịp thời và phòng ngừa đúng cách, về lâu dài sẽ chuyển sang bệnh AIDS.

3. Dấu hiệu nhận biết người bị lây nhiễm HIV

Khi bị lây nhiễm HIV, trong vòng 1 tới 2 tháng, cơ thể con người bắt đầu có triệu chứng phát sốt. Nhưng cũng có trường hợp người nhiễm HIV không có xuất hiện triệu chứng đáng kể nào. Sau đây là giai đoạn phát triển và nhận biết của virus HIV:

Giai đoạn này, người nhiễm bệnh chỉ bị cảm, đau đầu, đau họng, phát ban, tiêu chảy, nôn mửa,... Khi đi xét nghiệm HIV, kết quả có thể ra âm tính, cơ thể người bệnh hoàn toàn bình thường. Vì thế, giai đoạn này rất dễ lây bệnh qua đường tình dục khi quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn.

Ở giai đoạn mãn tính, xét nghiệm HIV kết quả sẽ cho ra dương tính. Nhưng không có triệu chứng nào, dấu hiệu nhận dễ nhận biết nhất là sưng hạch bạch huyết. Giai đoạn này có thể kéo dài đến vài năm vì hệ miễn dịch trong cơ thể tác động lên virus HIV và phụ thuộc vào việc điều trị hợp lý và kịp thời.

Giai đoạn cuối của HIV là chuyển sang AIDS, lúc này hệ miễn dịch bị tàn phá dữ dội, cơ thể bắt đầu yếu hơn, có nguy cơ phát sinh nhiều bệnh ung thư do hệ miễn dịch trong cơ thể đã yếu đi. Ở giai đoạn này, tỷ lệ tử vong ở người bệnh là rất cao.

4. Người nhiễm HIV có quyền và nghĩa vụ nào?

Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) quy định rất cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của người nhiễm HIV như sau:

Theo Khoản 1, Điều 4 của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra, có 5 quyền cơ bản đối với người nhiễm HIV:

- Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;

- Được điều trị và chăm sóc sức khỏe;

- Học văn hóa, học nghề, làm việc;

- Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;

- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;

Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra suy giảm miễn dịch ở người mắc phải, có 3 nghĩa vụ cơ bản:

- Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;

- Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;

- Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV.

5. Kỳ thị, phân biệt đối xử người nhiễm HIV bị xử phạt như thế nào?

Chính phủ đã ra Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV.

Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học;

- Cản trở học sinh, sinh viên, học viên tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;

- Cản trở tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;

- Từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.

Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động dự tuyển, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ;

- Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;

- Từ chối tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;

- Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được giám hộ nhiễm HIV;

- Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;

- Phân biệt đối xử trong chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;

- Bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;

- Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;

- Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;

- Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;

- Sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu rõ HIV là gì theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu có vướng mắc về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế, vui lòng liên hệ ngay LuatVietnam theo số 19006192 .

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Cao đẳng là gì? Chương trình và thời gian đào tạo cao đẳng

Cao đẳng là gì? Chương trình và thời gian đào tạo cao đẳng

Cao đẳng là gì? Chương trình và thời gian đào tạo cao đẳng

Hiện nay, nước ta có hơn 400 trường cao đẳng rải rác tại các tỉnh, thành phố. Việc học cao đẳng đã là một lựa chọn của không ít những bạn trẻ vì cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp cao đẳng ngày càng tăng. Vậy cao đẳng là gì? Chương trình và thời gian đào tạo cao đẳng là bao lâu? Tôi sẽ làm rõ vấn đề trên qua bài viết này.