Thương binh có được tăng lương không?

Là những người đã có nhiều đóng góp cho nền nền an ninh quốc gia. Thương binh được Nhà nước quy định những chế độ ưu đãi nhất định. Cùng tìm hiểu Thương binh có được tăng lương không? tại bài viết.

1. Thương binh là gì?

Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 và Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thương binh như sau:

Thương binh là gì?
Thương binh là ai? (Ảnh minh họa)
 

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương ≥ 21% thì xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Chiến đấu, trực tiếp phục vụ để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia:

 - Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn bị địch chiếm đóng, vùng tiếp giáp với địa bàn bị địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự;

- Trực tiếp đấu tranh về chính trị, binh vận có tổ chức với địch;

- Bị địch bắt, tra tấn nhưng không khuất phục, đấu tranh để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Dũng cảm thực hiện những công việc nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Trực tiếp huấn luyện chiến đấu, diễn tập, phục vụ quốc phòng, an ninh mang tính chất nguy hiểm;

- Do gặp tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn;

- Trực tiếp đấu tranh chống tội phạm;

- Đặc biệt dũng cảm cứu người, tài sản Nhà nước, Nhân dân, thực hiện việc ngăn chặn, bắt giữ những người phạm tội, là tấm gương trong xã hội;

Từ quy định trên có thể hiểu được, thương binh là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Là sĩ quan, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

- Bị thương có tỷ lệ tổn thương ≥21%;

- Được xem xét công nhận là thương binh, được cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và cấp “Huy hiệu thương binh”.

2. Các chế độ đối với thương binh

Điều 24 Pháp lệnh Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định về chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:

Các chế độ đối với thương binh
Các chế độ đối với thương binh (ảnh minh hoạ)

- Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng:

  • Trợ cấp hằng tháng theo tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;

  • Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương  ≥81% trở lên sống cùng với gia đình;

  •  Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương ≥81%;

  • Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương ≥81% có vết thương đặc biệt nặng. 

- Bảo hiểm y tế;

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm/ lần; nếu tỷ lệ tổn thương ≥81% thì được điều dưỡng phục hồi hằng năm;

- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục, tạo điều kiện làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp;

- Chế độ ưu đãi bao gồm:

  • Cấp các phương tiện hỗ trợ, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, công cụ, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết;

  • Hỗ trợ cải thiện nhà ở;

  • Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất;

  • Ưu tiên trong việc giao đất, cho thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

  • Vay vốn ưu đãi để thực hiện sản xuất, kinh doanh;

  • Miễn hoặc giảm thuế.

- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh.

3. Thương binh có được tăng lương không?

Thương binh có được tăng lương không?
Thương binh có được tăng lương không? (Ảnh minh hoạ)

Theo như đã trình bày ở trên đây, pháp luật hiện hành không có quy định liên quan đến việc thương binh sẽ được tăng lương.

4. Cải cách tiền lương có tăng trợ cấp cho thương binh không?

Ngày 10/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước trong năm 2024. Trong đó quy định sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 01/07/2024 theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Do đó, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng cũng sẽ tăng lên sau cải cách tiền lương này.

Ngày 21/6/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận 83-KL/TW 2024 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.

Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kỳ họp thứ 7, chốt tăng lương cơ sở từ 01/7/2024 lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Theo đó, những nội dung cải cách tiền lương trong khu vực công theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 và Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 của Quốc hội sẽ bị hoãn thực hiện

Chính phủ đã ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với thương binh nói riêng và người có công với cách mạng nói chung. 

Theo quy định mới này, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với những người có công với cách mạng tăng lên thành 2.789.000 đồng. 

Mức chuẩn trên sẽ là căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Thương binh cũng nằm trong đối tượng người có công với cách mạng.

Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của thương binh và người hưởng chế độ như thương binh

Đơn vị tính: đồng

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng

1

21%

1.878.000

21

41%

3.667.000

2

22%

1.969.000

22

42%

3.753.000

3

23%

2.053.000

23

43%

3.839.000

4

24%

2.144.000

24

44%

3.934.000

5

25%

2.236.000

25

45%

4.024.000

6

26%

2.323.000

26

46%

4.113.000

7

27%

2.411.000

27

47%

4.200.000

8

28%

2.505.000

28

48%

4.289.000

9

29%

2.589.000

29

49%

4.382.000

10

30%

2.683.000

30

50%

4.469.000

11

31%

2.770.000

31

51%

4.561.000

12

32%

2.862.000

32

52%

4.650.000

13

33%

2.950.000

33

53%

4.736.000

14

34%

3.040.000

34

54%

4.827.000

15

35%

3.132.000

35

55%

4.918.000

16

36%

3.217.000

36

56%

5.009.000

17

37%

3.304.000

37

57%

5.093.000

18

38%

3.399.000

38

58%

5.185.000

19

39%

3.489.000

39

59%

5.277.000

20

40%

3.576.000

40

60%

5.364.000

41

61%

5.450.000

61

81%

7.240.000

42

62%

5.545.000

62

82%

7.332.000

43

63%

5.629.000

63

83%

7.421.000

44

64%

5.721.000

64

84%

7.507.000

45

65%

5.809.000

65

85%

7.601.000

46

66%

5.902.000

66

86%

7.686.000

47

67%

5.990.000

67

87%

7.773.000

48

68%

6.081.000

68

88%

7.865.000

49

69%

6.170.000

69

89%

7.959.000

50

70%

6.257.000

70

90%

8.050.000

51

71%

6.343.000

71

91%

8.134.000

52

72%

6.436.000

72

92%

8.222.000

53

73%

6.530.000

73

93%

8.314.000

54

74%

6.617.000

74

94%

8.398.000

55

75%

6.708.000

75

95%

8.495.000

56

76%

6.794.000

76

96%

8.582.000

57

77%

6.884.000

77

97%

8.669.000

58

78%

6.970.000

78

98%

8.761.000

59

79%

7.060.000

79

99%

8.850.000

60

80%

7.150.000

80

100%

8.941.000

Mức trợ cấp hàng tháng của thương binh loại B

Đơn vị tính: đồng

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng

1

21%

1.552.000

21

41%

3.015.000

2

22%

1.626.000

22

42%

3.089.000

3

23%

1.695.000

23

43%

3.163.000

4

24%

1.772.000

24

44%

3.234.000

5

25%

1.848.000

25

45%

3.304.000

6

26%

1.917.000

26

46%

3.379.000

7

27%

1.991.000

27

47%

3.444.000

8

28%

2.060.000

28

48%

3.520.000

9

29%

2.137.000

29

49%

3.592.000

10

30%

2.211.000

30

50%

3.667.000

11

31%

2.280.000

31

51%

3.741.000

12

32%

2.356.000

32

52%

3.809.000

13

33%

2.430.000

33

53%

3.886.000

14

34%

2.505.000

34

54%

3.960.000

15

35%

2.577.000

35

55%

4.102.000

16

36%

2.646.000

36

56%

4.174.000

17

37%

2.719.000

37

57%

4.253.000

18

38%

2.795.000

38

58%

4.326.000

19

39%

2.869.000

39

59%

4.395.000

20

40%

2.939.000

40

60%

4.469.000

41

61%

4.543.000

61

81%

6.005.000

42

62%

4.615.000

62

82%

6.081.000

43

63%

4.691.000

63

83%

6.149.000

44

64%

4.760.000

64

84%

6.225.000

45

65%

4.835.000

65

85%

6.303.000

46

66%

4.911.000

66

86%

6.371.000

47

67%

4.983.000

67

87%

6.446.000

48

68%

5.052.000

68

88%

6.516.000

49

69%

5.124.000

69

89%

6.594.000

50

70%

5.200.000

70

90%

6.663.000

51

71%

5.277.000

71

91%

6.736.000

52

72%

5.347.000

72

92%

6.811.000

53

73%

5.421.000

73

93%

6.884.000

54

74%

5.493.000

74

94%

6.960.000

55

75%

5.570.000

75

95%

7.031.000

56

76%

5.641.000

76

96%

7.104.000

57

77%

5.712.000

77

97%

7.174.000

58

78%

5.782.000

78

98%

7.246.000

59

79%

5.860.000

79

99%

7.322.000

60

80%

5.936.000

80

100%

7.397.000

Trên đây là nội dung Thương binh có được tăng lương không?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?