Ngày thương binh liệt sĩ: Bắt đầu từ khi nào? Ai được nhận quà tặng?

Ngày 27/7 hàng năm là ngày tri ân đối với những anh hùng, các thương binh liệt sĩ có công với cách mạng và với thân nhân của họ. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc tham khảo bài viết: Ngày thương binh liệt sĩ là ngày nào? Ai được nhận quà tặng?

1. Quy định về ngày thương binh liệt sĩ

Ngày thương binh liệt sĩ là ngày nào?
Ngày thương binh liệt sĩ là ngày nào? (Ảnh minh hoạ)

1.1 Ngày thương binh liệt sĩ bắt đầu từ năm nào?

Vào ngày 16/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, theo đó quy định các chế độ hưu bổng và thương tật, tiền tử tuất cho tử sĩ.

Từ tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn  quốc” trở thành “Ngày Thương binh Liệt sĩ” nhằm mục đích ghi nhận những hy sinh cao cả, lớn lao của chiến sĩ cả nước cho chiến thắng của toàn dân tộc.

Đến ngày 08/7/1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 223/CT-TW, theo đó ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành Ngày Thương binh Liệt sĩ của nước Việt Nam.

Như vậy, ngày thương binh liệt sĩ của nước ta bắt đầu từ năm 1947.

1.2 Lịch sử, ý nghĩa của ngày thương binh liệt sỹ

Lịch sử ngày thương binh liệt sĩ của nước ta trải qua những mốc thời gian quan trọng: Ngày 16/02/1947, tháng 7/1955 và ngày 08/7/1975. 

Ngày thương binh liệt sĩ có ý nghĩa quan trọng, để ghi nhận những hy sinh cao cả, lớn lao của chiến sĩ cả nước cho chiến thắng của toàn dân tộc.

2. Ai được nhận quà tặng ngày thương binh liệt sĩ?

Căn cứ theo Quyết định 715/QĐ-CTN năm 2023 của Chủ tịch nước và Công văn số 2392/LĐTBXH-NCC năm 2023 hướng dẫn cụ thể về đối tượng được nhận quà tặng nhân ngày thương binh liệt sĩ gồm có:

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; cá nhân đã có quyết định về việc phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng trước 28/7/2023 mà chưa hoàn tất thủ tục để được hưởng trợ cấp hàng tháng.

- Thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, và bệnh binh có tỷ lệ thương tổn cơ thể từ 81% đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.

- Người hoạt động kháng chiến mà bị nhiễm chất độc hóa học, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.

- Thân nhân của liệt sĩ đang được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; và thân nhân của 02 liệt sĩ trở lên đang được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng.

- Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B và bệnh binh có tỷ lệ thương tổn từ 80% trở xuống mà đang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Thương binh đang được hưởng chế độ mất sức lao động.

- Người hoạt động kháng chiến mà bị nhiễm chất độc hóa học tỷ lệ thương tổn từ 80% trở xuống mà đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.

- Đại diện cho thân nhân của liệt sĩ.

- Người thờ cúng liệt sĩ (đối với trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân nào).

3. Người lao động là con của thương binh liệt sĩ có được thưởng ngày thương binh liệt sĩ không?

Người lao động là con của thương binh liệt sĩ có được thưởng ngày thương binh liệt sĩ không?
Người lao động là con của thương binh liệt sĩ có được thưởng ngày thương binh liệt sĩ không? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định:

- Thưởng là tiền/tài sản/hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động dựa theo kết quả sản xuất kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc.

- Quy chế thưởng do người lao động quyết định và được công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo các ý kiến của tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở (đối với những nơi có tổ chức đại diện cho người lao động ở cơ sở).

Như vậy, quy chế thưởng cho người sử dụng lao động quyết định. Việc công ty có thưởng cho người lao động là con của  thương binh liệt sĩ có được thưởng ngày thương binh liệt sĩ hay không phụ thuộc vào quy chế nội bộ của mỗi công ty.

4. Đi làm vào ngày thương binh liệt sĩ có được hưởng lương gấp đôi?

Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong ngày nghỉ hàng tuần, lễ tết sẽ được hưởng lương làm thêm giờ theo quy định tùy từng trường hợp.

Tuy nhiên, ngày thương binh liệt sĩ không phải là ngày nghỉ lễ, tết. Vì vậy, nếu ngày thương binh liệt sĩ không phải là ngày nghỉ hàng tuần, mà người lao động đi làm vào ngày này thì cũng chỉ được hưởng lương như với ngày làm việc bình thường.

Nếu ngày thương binh liệt sĩ là ngày nghỉ hàng tuần mà người lao động đi làm vào ngày đó thì sẽ được hưởng mức lương ít nhất là 200% của ngày làm việc bình thường. 

Trường hợp làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất 30% tiền lương được tính theo đơn giá của tiền lương hoặc tiền lương thực trả đối với công việc của ngày làm việc thông thường. 

Nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương tính theo công việc làm ban ngày của ngày nghỉ hàng tuần đó.

5. Điều kiện được công nhận thương binh, liệt sĩ

5.1 Điều kiện công nhận thương binh

Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 131/2021/NĐ-CP và Điều 23 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 thì đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ của quân đội nhân dân hay công an nhân dân có tỷ lệ thương tổn từ 21% trở lên được công nhận là thương binh khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Chiến đấu/trực tiếp phục vụ chiến đấu nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hay an ninh của quốc gia;

Trực tiếp phục vụ chiến đấu được xác định là việc thực hiện nhiệm vụ khi trận đánh đang diễn ra/khi địch đang bắn phá như: tải thương, tải đạn, đảm bảo về thông tin liên lạc, cứu thương, bảo vệ hàng hóa và trường hợp khác nhằm đảm bảo cho mục đích chiến đấu.

- Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh tại địa bàn bị địch chiếm đóng/có chiến sự/tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng.

- Trực tiếp huấn luyện để chiến đấu/diễn tập/làm các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh mang tính chất nguy hiểm, gồm có: 

  • Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu/diễn tập mang tính chất nguy hiểm trong trường hợp: Chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; Chữa cháy; Cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; Trong việc huấn luyện chiến đấu/diễn tập của lực lượng, gồm: trinh sát đặc nhiệm, hải quân, không quân, đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, cảnh sát biển, kiểm ngư, đặc công.

  • Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh mà có tính chất nguy hiểm khi thực hiện: Chống khủng bố, bạo loạn; Chữa cháy; Cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; Giải thoát con tin; Tìm kiếm và quy tập hài cốt của liệt sĩ; Rà phá, xử lý, tiêu hủy bom mìn và vật liệu nổ; Thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư và cảnh sát biển; Xây dựng các công trình ngầm quốc phòng, an ninh; Nghiên cứu/chế tạo/sản xuất/thử nghiệm/bảo quản/vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí hoặc đạn dược.

- Địa bàn biên giới/trên biển/hải đảo mà có điều kiện đặc biệt khó khăn, là địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hiểm trở, dễ xảy ra tai nạn hay ốm đau.

Không xem xét công nhận đối liệt sĩ với trường hợp ốm đau tại địa bàn đặc biệt khó khăn mà đã được đưa đi chữa trị tại bệnh viện tuyến tỉnh trở lên hoặc ốm đau tại nơi khác mà đã được điều trị nhưng khỏi mà vẫn chuyển công tác về nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn.

- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để điều tra, phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ tội phạm/ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

- Xem xét việc công nhận là thương binh đối với trường hợp đặc biệt dũng cảm để cứu người, cứu tài sản Nhà nước, Nhân dân hoặc có hành vi ngăn chặn và bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương mang ý nghĩa để tôn vinh, giáo dục và lan tỏa trong xã hội, gồm các yếu tố sau:

  • Nhận thức được sự nguy hiểm, tính cấp bách của sự việc đó.

  • Chủ động thực hiện hành vi và chấp nhận hy sinh bản thân.

  • Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước hay tính mạng, lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn và bắt giữ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

  • Là tấm gương mang ý nghĩa tôn vinh, giáo dục và lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được trao tặng Huân chương, đồng thời được cơ quan nhà nước về người có công tổ chức việc phát động học tập theo tấm gương trên phạm vi cả nước.

- Các trường hợp khác: 

  • Trực tiếp tham gia đấu tranh chính trị/binh vận có tổ chức với quân địch.

  • Bị địch bắt và tra tấn mà vẫn không chịu khuất phục, luôn kiên quyết đấu tranh và để lại thương tích trên thực thể;

  • Thực hiện nghĩa vụ quốc tế;

  • Dũng cảm thực hiện các công việc cấp bách và nguy hiểm phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

5.2 Điều kiện công nhận liệt sĩ

Điều kiện để được công nhận là liệt sĩ được quy định tại Điều 14 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:

- Trực tiếp phục vụ chiến đấu được xác định là việc thực hiện nhiệm vụ khi trận đánh đang diễn ra/khi địch đang bắn phá như: tải thương, tải đạn, đảm bảo về thông tin liên lạc, cứu thương, bảo vệ hàng hóa và trường hợp khác nhằm đảm bảo cho mục đích chiến đấu.

- Địa bàn địch chiếm đóng/có chiến sự/tiếp giáp với vùng địch đang chiếm đóng.

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu/diễn tập/nhiệm vụ quốc phòng, an ninh mang tính chất nguy hiểm, bao gồm:

  • Nhiệm vụ huấn luyện để chiến đấu/diễn tập có tính chất nguy hiểm thuộc các trường hợp: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; chữa cháy; cứu hộ, cứu nạn hoặc ứng cứu thảm họa thiên tai; nhiệm vụ trong huấn luyện chiến đấu/diễn tập của lực lượng, bao gồm: hải quân, không quân, trinh sát đặc nhiệm, đặc công, đặc nhiệm, cảnh sát biển, cảnh sát cơ động, kiểm ngư.

  • Làm các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh mang tính chất nguy hiểm trong khi thực hiện các công việc gồm: giải thoát con tin; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; cứu hộ, cứu nạn và ứng cứu thảm họa thiên tai; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư, cảnh sát biển; nghiên cứu/chế tạo/sản xuất/thử nghiệm/bảo quản/vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí hoặc đạn dược; xây dựng các công trình ngầm quốc phòng, an ninh; rà phá, xử lý và tiêu hủy bom mìn, vật liệu nổ.

- Địa bàn biên giới/trên biển/hải đảo mà có điều kiện đặc biệt khó khăn, là địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hiểm trở, dễ xảy ra tai nạn hay ốm đau.

Không xem xét công nhận đối liệt sĩ với trường hợp ốm đau tại địa bàn đặc biệt khó khăn mà đã được đưa đi chữa trị tại bệnh viện tuyến tỉnh trở lên hoặc ốm đau tại nơi khác mà đã được điều trị nhưng khỏi mà vẫn chuyển công tác về nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn.

- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để điều tra, phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ tội phạm/ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

- Xem xét việc công nhận là liệt sĩ đối với trường hợp nêu tại điểm k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 (đặc biệt dũng cảm để cứu người, cứu tài sản Nhà nước, Nhân dân hoặc có hành vi ngăn chặn và bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương mang ý nghĩa để tôn vinh, giáo dục và lan tỏa trong xã hội), gồm các yếu tố sau:

  • Nhận thức được sự nguy hiểm, tính cấp bách của sự việc đó.

  • Chủ động thực hiện hành vi và chấp nhận hy sinh bản thân.

  • Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước hay tính mạng, lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn và bắt giữ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

  • Là tấm gương mang ý nghĩa tôn vinh, giáo dục và lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được trao tặng Huân chương, đồng thời được cơ quan nhà nước về người có công tổ chức phát động học tập theo tấm gương trong phạm vi cả nước.

- Đối với các trường hợp khác được thực hiện theo các điểm c, d, đ, e, l, m khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14, cụ thể bao gồm các trường hợp:

  • Trực tiếp tham gia đấu tranh chính trị/binh vận có tổ chức với quân địch.

  • Hoạt động/tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến mà bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh/thực hiện chủ trương vượt tù/vượt ngục mà hy sinh.

  • Thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

  • Do vết thương tái phát là dẫn đến tử vong đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tổn từ 61% trở lên, mà có bệnh án về việc điều trị vết thương tái phát của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên kèm theo biên bản kiểm thảo tử vong.

  • Mất tích trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 và đã được cơ quan thẩm quyền kết luận không phản bội/đầu hàng/chiêu hồi/đào ngũ.

Trên đây là những thông tin về Ngày thương binh liệt sĩ là ngày nào? Ai được nhận quà tặng?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.