Ô nhiễm không khí là gì? Quy định về bảo vệ môi trường không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ đối với Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Nếu không khắc phục kịp thời, hậu quả sẽ trở nên khó lường hơn bao giờ hết. Tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn ô nhiễm không khí là gì, các quy định về bảo vệ môi trường không khí.

1. Ô nhiễm không khí là gì? Tác hại ô nhiễm không khí

Hiểu đúng ô nhiễm không khí là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề vẫn đang diễn ra hàng ngày hàng giờ xung quanh chúng ta.

Hiểu đúng ô nhiễm không khí là gì với bài viết này
Hiểu đúng ô nhiễm không khí là gì với bài viết này (Ảnh minh hoạ)

1.1 Khái niệm ô nhiễm không khí

Ô nhiễm môi trường không khí là tình trạng xuất hiện, biến đổi lớn trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lý, hóa vốn có, vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật quy định, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và sinh vật trên trái đất.

1.2 Tác hại ô nhiễm không khí

Tác hại mà ô nhiễm không khí gây ra không chỉ đối với sinh vật mà còn là nguyên nhân chính của hàng triệu trường hợp tử vong mỗi năm.

Đối với động thực vật

SO2, NO2, CO… là một trong số những hợp chất nguy hiểm được tìm thấy trong không khí, chúng là tác nhân gây ra hiện tượng tắc nghẽn khí quản và suy giảm hệ miễn dịch ở động vật.

Bên cạnh đó, các cây ăn trái xuất hiện dấu hiệu rụng lá hàng loạt, lâu dần gây nên tình trạng chết cây. Một trong những nguyên nhân được lý giải là do hợp chất HF có trong môi trường không khí, điều này cũng gián tiếp làm trái đất nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính.

Hơn thế nữa, hiện tượng mưa Axit còn do khói bụi từ các khu công nghiệp gây nên. Những cơn mưa này làm ô nhiễm nguồn nước, giết chết hàng vạn sinh vật và cây trồng.

Đối với con người

Ung thư, các vấn đề về bệnh hô hấp… là một trong những căn bệnh nguy hiểm mà ô nhiễm không khí gây ra. Mỗi năm, trên thế giới ghi nhận 7 triệu ca tử vong, đồng thời còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, ước tính 5 triệu USD/năm.

Ô nhiễm môi trường không khí còn làm giảm tuổi thọ trung bình của mỗi người khoảng 2 năm và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên toàn cầu, sau tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh.

Không chỉ gây ra các bệnh tim mạch và đột quỵ não, ô nhiễm không khí còn làm trầm trọng hơn các bệnh hen suyễn, ung thư phổi. Chúng còn tác động đáng kể lên hệ thần kinh trung ương, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, tự kỷ và dễ cáu gắt.

Những con số trên chỉ là một phần nhỏ trong vô vàn hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí. Thực tế, chúng gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm và cái chết thầm lặng cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Ô nhiễm không khí gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người
Ô nhiễm không khí gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người (Ảnh minh hoạ)

2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay

Ô nhiễm không khí đang là vấn đề nhức nhối đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nước ta hiện nằm trong top 10 quốc gia ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á, trong đó đáng kể nhất với ô nhiễm bụi PM 10 và PM 2.5 (Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường, do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện).

Hai thành phố bị ô nhiễm không khí nặng nhất đó là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Bụi mịn (PM 2.5) được ghi nhận xuất hiện khá thường xuyên trên bầu trời ở hai thành phố lớn này, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân, đồng thời tầm nhìn cũng bị giảm đáng kể.

Ngoài ra, dấu hiệu của tình trạng nóng lên toàn cầu đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Mùa đông tại các tỉnh miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đang đến muộn hơn so với trước đây.

Tháng 12 vừa qua, Hà Nội mới bắt đầu đón những đợt không khí lạnh đầu tiên trong năm. Thời điểm này được cho là muộn hơn so với cùng kỳ năm 2021, thời điểm dịch Covid đang hoành hành.

Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước
Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước (Ảnh minh hoạ)

3. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Việc tìm hiểu ô nhiễm không khí là gì sẽ là cơ sở giúp bạn nhận định được các tác nhân gây ra vấn đề này. Về cơ bản, ô nhiễm không khí do các nguyên nhân sau gây ra:

3.1 Hộ gia đình

Đối với những hộ gia đình sử dụng gas, than, củi,... trong quá trình nấu ăn hay sinh hoạt sẽ làm giải phóng ra các khí thải và bụi vào không khí.

Quá trình này tạo ra một số khí độc như CO, CO2, NOx, SOx… sức khỏe của con người từ đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3.2 Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp

Đây được xem là nguyên chính làm cho tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng.

Khói bụi từ ống xả của các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp lan tràn khắp nơi, làm đen ngòm bầu trời. Các chất thải bao gồm CO2, CO, SO2, NOx và một số hợp chất hữu cơ khác được thải ra với nồng độ rất cao.

Bên cạnh ô nhiễm không khí, những khu công nghiệp này còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cho các hộ dân sống lân cận mắc các bệnh nghiêm trọng về sức khỏe. Ngoài ra, mưa axit cũng là hậu quả của những hoạt động này.

Trong nông nghiệp, việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay đốt rừng, rơm rạ không đúng cách cũng góp phần gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí.

Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp làm đen ngòm bầu trời
Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp làm đen ngòm bầu trời (Ảnh minh hoạ)

3.3 Giao thông vận tải

Phương tiện giao thông lớn và di chuyển liên tục làm cho lượng khí thải tăng lên đáng kể. Đặc biệt, những chiếc xe cũ, hoạt động kém thải ra lượng lớn khí độc hại. Các chất độc như CO, VOC, NO2, SO2 được tìm thấy trong không khí với nồng độ rất cao và liên tục.

Đây được xếp vào nguyên nhân lớn thứ 2 gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, sau hoạt động sản xuất công nghiệp. Theo báo cáo của IEA (Cơ quan năng lượng quốc tế) ngành giao thông vận tải đóng góp lượng lớn khí Carbon hàng năm với tỷ lệ 24,34%.

3.4 Chất thải

Các bãi chôn lấp rác thải không đúng cách cũng góp phần tạo ra nhiều chất độc hại như bụi, NOx, CO, CO2, SOx, THC, HCl, HF, dioxin/furan, hơi nước và tro, tác động đến môi trường không khí và sức khỏe con người.

Theo số liệu ước tính trên toàn cầu cho thấy khoảng 40% chất thải được đốt công khai, đặc biệt là ở các khu vực đô thị và các nước đang phát triển.

3.5 Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân đến từ tự nhiên như núi lửa phun trào, cháy rừng, gió… hay các hoạt động quân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu gom rác thải,... cũng được xếp vào các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí.

4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí

Việc khắc phục ô nhiễm không khí là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, không phân biệt giới tính hay giàu nghèo. Điều này cần được triển khai một cách nhanh chóng, trên toàn bộ phạm vi.

Thực hiện 04 biện pháp dưới đây để góp phần bảo vệ bầu không khí:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Đối với rác thải, cần xử lý đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi…. Đây tưởng chừng là việc làm đơn giản nhưng rất khó để bỏ được thói quen xấu. Hãy tập thay đổi ngay từ bây giờ bởi điều này giúp hạn chế lượng khí thải độc hại và bụi bẩn bị đẩy ra môi trường.

Thay thế các loại nhiên liệu đốt như than, củi, gas bằng các thiết bị điện hiện đại và an toàn. Ngoài ra, sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển có thể giúp giảm lượng khí thải từ phương tiện giao thông.

Tuân thủ quy định về xử lý khí thải công nghiệp

Để giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về xử lý chất thải ra môi trường.

Ngoài ra, việc thay thế các máy móc lạc hậu bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến cũng là cách để đẩy lùi ô nhiễm không khí.

Áp dụng biện pháp kỹ thuật

Sử dụng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại và công nghệ sinh học để lọc và làm sạch không khí được xem là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

Trồng cây xanh

Việc trồng cây xanh hay phát triển những khu rừng nhân tạo không chỉ góp phần tạo không gian xanh mà còn giúp lọc và làm sạch không khí, đồng thời hạn chế được những tác động tiêu cực từ thiên tai.

Đặc biệt, việc trồng cây xanh tại các khu vực đô thị, công viên và vỉa hè làm cho tình trạng khói bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông giảm đáng kể, đồng thời đem đến sự trong lành cho bầu không khí và hạ nhiệt độ trong mùa hè.

Cây xanh giúp lọc, làm sạch không khí và hạn chế tác động của thiên tai
Cây xanh giúp lọc, làm sạch không khí và hạn chế tác động của thiên tai (Ảnh minh hoạ)

5. Một số quy định về bảo vệ môi trường không khí

Việt Nam đã đưa ra rất nhiều các chính sách, pháp luật cụ thể để ngăn ngừa ô nhiễm không khí, nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của người dân, cụ thể:

Về quy định chung

Tại Điều 12 Mục 2 Chương II của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, đã nêu rõ:

- Theo quy định của pháp luật, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Để đảm bảo chất lượng môi trường không khí cần quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.

- Phải thông báo và cảnh báo kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.

- Quan trắc, đánh giá và kiểm soát các nguồn phát thải bụi, khí thải.

Đối với hộ gia đình, cá nhân

Căn cứ theo điểm c, khoản 1 và khoản 2, Điều 60, Mục 2, Chương V của Luật này, nêu rõ:

- Các hộ gia đình và cá nhân phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, bao gồm không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác có thể gây hại cho cộng đồng dân cư xung quanh.

- Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa phát tán mùi khó chịu; thu gom, xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi theo các quy định của pháp luật.

Đối với một số lĩnh vực

Trong hoạt động xây dựng:

Theo điểm a, khoản 5, Điều 64, Mục 3, Chương V, quy định:

- Trong quá trình thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình, cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Điều này bao gồm việc áp dụng các biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung và ánh sáng vượt quá mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và dầu khí:

Tại điểm c, khoản 1, Điều 67, Mục 3, Chương V, nêu rõ:

- Khi tiến hành thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, các tổ chức và cá nhân liên quan phải đảm bảo có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, cũng như thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường.

- Trong đó, phải áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế việc phát tán bụi, xả khí thải và các tác động xấu khác đến môi trường xung quanh.

Tóm lại, muốn hiểu được ô nhiễm không khí là gì không khó nhưng để khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm này không phải cá nhân, tổ chức nào cũng làm đúng, làm đủ. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường đã xảy ra từ nhiều năm nay, là tình trạng đáng báo động trong môi trường học tập. Có không ít trường hợp bạo lực học đường gây ra hậu quả nghiêm trọng khiến nạn nhân phải tự tử. Vậy, dưới góc độ pháp lý, bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử bị xử lý thế nào?