Chủ quyền quốc gia là gì? Chủ quyền quốc gia được thể hiện như thế nào?

Chủ quyền quốc gia là điều vô cùng thiêng liêng và quan trọng đối với mỗi đất nước. Vậy chủ quyền quốc gia là gì? mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu chủ quyền quốc gia là gì?

Cụm từ “chủ quyền" hiểu một cách đơn giản là quyền làm chủ của cá nhân hay tổ chức mà bất kỳ ai bên ngoài cũng không thể can thiệp. Như vậy, có thể hiểu chủ quyền quốc gia chính là quyền tự quyết, tự định đoạt số phận về lãnh thổ cũng như thực thi pháp lý tự chủ về chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác của quốc gia đó.

Chủ quyền quốc gia là gì
Chủ quyền quốc gia là gì? (Ảnh minh họa)

Xuyên suốt các thời kỳ lịch sử, việc khẳng định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế luôn là mục tiêu chung của lãnh đạo quốc gia với quan điểm bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc là đường lối tiên quyết, là tôn chỉ của mọi hiệp ước ký kết giữa các mối quan hệ quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Vậy ý nghĩa quan trọng của chủ quyền quốc gia là gì, các hình thức thực hiện chủ quyền quốc gia như thế nào? Nội dung này sẽ được đề cập ở dưới đây.

2. Các hình thức cơ bản thực hiện chủ quyền quốc gia 

Để bảo vệ lợi ích và giữ vững chủ quyền, các hình thức thực hiện chủ quyền quốc gia bao gồm:

2.1 Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình

Về chính trị, quốc gia có quyền hành tối cao về các vấn đề lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực tập trung vào các cấp lãnh đạo đứng đầu và mọi công dân cư trú làm việc buộc phải tuân thủ theo quy định pháp luật thuộc quốc gia sở tại.

Bên cạnh đó, các thế lực bên ngoài không được can thiệp vào các vấn đề nội bộ về kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia đó. Đây cũng là một trong những nguyên tắc chung thể hiện sự tôn trọng chủ quyền mà các quốc gia thống nhất theo luật quốc tế.

2.2 Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ của quốc tế

Với đường lối ngoại giao rộng mở, việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế và cùng nhau phát triển song phương là điều tất yếu của quốc gia khi vươn ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, sự hợp tác hay thỏa thuận nào cũng cần trên tinh thần bất khả xâm phạm chủ quyền của nhau, cụ thể:

  • Các quốc gia hay tổ chức bất kỳ không được can thiệp, khống chế hay xâm phạm đến chủ quyền quốc gia khác. Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia trong các văn bản quy phạm pháp luật.
  • Quốc gia chỉ thực thi quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản theo quy định điều ước quốc tế đã ký kết hay tham gia, và tôn trọng sự đa dạng tập quán, văn hoá của các quốc gia khác theo công pháp quốc tế hiện hành.
Chủ quyền quốc gia là gìViệt Nam khẳng định vị thế chủ quyền quốc gia trong tổ chức Liên Hiệp Quốc (Ảnh minh họa)

Hoà nhập nhưng không đánh mất bản sắc và tự chủ dân tộc, tinh thần học hỏi dựa trên ý chí độc lập tự do, mỗi quốc gia đã và đang tiếp tục duy trì và phát huy những giá trị chủ quyền quốc gia như một nhiệm vụ lâu dài và vận dụng gắn chặt với thực tiễn ở rất nhiều phương diện khác nhau.

3. Chủ quyền quốc gia được thể hiện như thế nào?

Chủ quyền quốc gia thể hiện ở các lĩnh vực như:

  • Kinh tế
  • Chính trị
  • Văn hoá
  • Quân sự
  • Ngoại giao.

Hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng là biểu hiện của chủ quyền quốc gia trong các chính sách về quan hệ đối nội.

Ngoài ra, theo ý kiến của Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (PCIJ) trong Vụ Wimbledon năm 1923: Quyền tham gia vào các mối quan hệ quốc tế cũng được xem là một biểu hiện của chủ quyền quốc gia.

4. Phạm vi chủ quyền quốc gia Việt Nam quy định ra sao?

Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta tuân theo quy luật “dựng nước đi đôi với giữ nước", bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nhiệm vụ then chốt đảm bảo xây dựng Tổ quốc thành công. Phạm vi chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bao gồm:

4.1 Vùng đất quốc gia

Là vùng trên bề mặt đất liền bao gồm lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam. Đường biên giới dài ​​4.550 km được tính trên thực địa, được đánh dấu bằng các mốc quốc giới. Vị trí biên giới tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giáp biển.

cot-moc-chu-quyen-bien-gioi-quoc-gia
Cột mốc đánh dấu chủ quyền biên giới Việt Nam-Campuchia-Lào (Ảnh minh họa)

Vùng lòng đất quốc gia là bộ phận đặc biệt trong lãnh thổ với độ sâu chủ quyền được tính tới tâm Trái Đất theo nguyên tắc chung. Biên giới địa lý vùng được tính từ phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định trong phạm vi không gian tính từ phương thẳng đứng giữa hai đường biên giới vùng đất quốc gia và biên giới vùng biển xuống lòng đất.

Vùng đất quốc gia là xương sống cho sự tồn tại của đất nước. Bảo vệ tuyệt đối và toàn vẹn lãnh thổ là ưu tiên hàng đầu cho công cuộc xây dựng quốc gia. Các hoạt động kiểm soát trong phạm vi vùng đất quốc gia luôn cần quán triệt kỹ càng và xử lý nghiêm minh với các hành vi vi phạm quy định pháp luật.

4.2 Vùng biển

Là vùng phân định lãnh thổ trên biển giữa Việt Nam và các quốc gia khác có bờ biển liền kề hay đối diện nhau, có đường biên giới ngăn cách chủ quyền là phía ngoài của lãnh hải theo điều 1 luật Biển Việt Nam năm 2012.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật biển Việt Nam 2012, vùng biển Việt Nam bao gồm:

- Nội thủy

- Lãnh hải

- Vùng tiếp giáp lãnh hải

- Vùng đặc quyền kinh tế

- Thềm lục địa.

Vị trí chiến lược các vùng biển, đảo của nước ta giữ vai trò trọng điểm trong các chính sách về chính trị. Nhưng các vấn đề chủ quyền ở khu vực này từ lâu vẫn chưa ổn định và chịu sự uy hiếp từ các thế lực bên ngoài ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Hiện nay, hai quần biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn đang nằm trong vùng tranh chấp rất khốc liệt.

Chu-trong-phat-trien-kinh-te-bien-va-bao-ve-chu-quyen-Viet-Nam-tren-bien-Dong
 Việt Nam chú trọng phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền trên biển Đông (Ảnh minh họa)

Nằm thuộc vùng biển có nguồn giá trị kinh tế cao và giao thương rộng lớn, Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển với tinh thần "tư tưởng Hồ Chí Minh trên biển". Việt Nam cần tập trung cao độ và phát huy hết tiềm năng vùng biển trong tương lai.

4.3 Vùng trời

Là vùng không gian trên vùng đất lãnh thổ quốc gia và vùng biển được xác định trong không gian tính từ phương thẳng đứng biên giới quốc gia đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên không. Hiện nay, luật hàng không quốc tế chưa có văn bản quy định cụ thể về độ cao của biên giới này.

Pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể đối với vùng trời quốc gia trong nhiều luật như Hiến pháp năm 2013, Luật Biên giới quốc gia, Luật Hàng không dân dụng năm 2006, Luật Biển Việt Nam năm 2012.

5. Vai trò xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia 

The-he-tre-tuong-lai-trong-cong-cuoc-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-quoc-gia
Tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia (Ảnh minh họa) 

Mọi công dân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ gìn giữ và đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên tất cả mặt trận tư tưởng. Đặc biệt, các cấp cao trong bộ máy nhà nước và chính quyền phải đẩy mạnh các chính sách tuyên truyền và giáo dục nhân dân về chủ quyền quốc gia thiết thực nhất.

Trong xu hướng hiện đại hoá đất nước, sự phát triển vượt trội công nghệ thông tin giúp chúng ta tiếp cận dễ dàng và chủ động tìm hiểu đường lối tư tưởng bảo vệ chủ quyền quốc gia là gì một cách đúng đắn và có hiểu biết hơn, cũng như biết chọn lọc các nguồn thông tin uy tín để không sa đà vào các thông tin mang tính chống phá chủ quyền trên mạng.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ khái niệm chủ quyền quốc gia là gì. Có thể thấy, chủ quyền quốc gia chính là đại diện cho sự tồn vong của dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia chính là bảo vệ cuộc sống dân chủ tự do của công dân. Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường đã xảy ra từ nhiều năm nay, là tình trạng đáng báo động trong môi trường học tập. Có không ít trường hợp bạo lực học đường gây ra hậu quả nghiêm trọng khiến nạn nhân phải tự tử. Vậy, dưới góc độ pháp lý, bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử bị xử lý thế nào?