Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ngày càng ở mức báo động. Dưới đây là tổng hợp mức phạt vi phạm gây ô nhiễm môi trường phổ biến nhằm phần nào hạn chế các hành vi gây ra ô nhiễm môi trường.
Mức phạt vi phạm gây ô nhiễm môi trường phổ biến
Dưới đây là những vi phạm phổ biến gây ô nhiễm môi trường cùng mức xử phạt:
STT | Mức phạt | Hành vi | Căn cứ |
1 | 100.000 - 150.000 đồng | Vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ/nơi công cộng | Nghị định 45/2022/NĐ-CP |
2 | 150.000 - 250.000 đồng |
| |
3 | 500.000 - 01 triệu đồng | Vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ/nơi công cộng | |
4 | 01 - 02 triệu đồng |
| |
5 | 02 - 04 triệu đồng | Vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn/để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông | |
6 | - Phạt cảnh cáo - Từ 01 - 160 triệu đồng | Tùy từng vi phạm gây ra tiếng ồn vượt chuẩn đến tối da 40 dBA trở lên | |
7 | 40 - 50 triệu đồng | Rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường | |
8 | Tùy mức độ vượt chuẩn, bị phạt từ 50 - 180 triệu đồng | Gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt chuẩn | |
9 | 03 - 05 triệu đồng | Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát/vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào:
| Điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP |
10 | - Phạt cảnh cáo -Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng |
| Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP |
11 | 01 - 02 triệu đồng | Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn/các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép | |
12 | 02 - 03 triệu đồng | Không thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. | Khoản 2 Điều 23 Nghị định 90/2017/NĐ-CP |
13 | 05- 06 triệu đồng | Vận chuyển/vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường | Điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP |
14 | - Phạt tiền đến 03 tỷ đồng - Phạt tù đến 7 năm | Tội gây ô nhiễm môi trường | Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 |
Ô nhiễm môi trường là gì? Gồm các loại nào?
Hiện nay, định nghĩa ô nhiễm môi trường được nêu tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Theo đó, có các dạng ô nhiễm môi trường sau đây:
- Ô nhiễm không khí: Là dạng ô nhiễm khiến không khí có chất lượng ngày càng sụt giảm, bụi mịn gia tăng, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe con người và gây ra hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng thiên nhiên bất thường…
Hiện có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do tác động từ con người từ hoạt động hằng ngày hoặc chất thải khí từ các nhà máy công nghiệp…
- Ô nhiễm môi trường đất: Thường xảy ra khi có các hành vi xả chất thải ô nhiễm vào đất, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, khai thác khoáng sản… Khi đất bị ô nhiễm, môi trường sống của động vật, thực vật bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
- Ô nhiễm môi trường nước. Đây là hiện tượng trong nước có chất lạ, độc hại… khiến gây hại cho sinh vật vàcon người. Hiện tượng ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người cũng như giảm độ đa dạng sinh vật…
Trên đây là một số mức phạt gây ô nhiễm môi trường phổ biến nhất hiện nay. Nếu còn thắc mắc khác liên quan đến môi trường, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Ngoài ra, để được cập nhật các thông tin khác liên quan đến lĩnh vực môi trường, độc giả có thể tham gia Group Zalo của LuatVietnam.