Làm việc riêng trong giờ có bị sa thải?

Nội quy lao động của doanh nghiệp thường quy định không được làm việc riêng trong giờ làm việc, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật. Nếu trong trường hợp người lao động bán hàng online trong giờ làm việc, doanh nghiệp có quyền sa thải?


Có được sa thải nhân viên bán hàng online trong giờ làm việc?

Sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất, có ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động. Chính vì vậy, người sử dụng lao động chỉ có quyền áp dụng kỷ luật sa thải đối với người lao động thực hiện các hành vi được nêu tại Điều 126 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2012:

- Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc;

- Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

- Bị kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức mà tái phạm;

- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng (thiên tai, hỏa hoạn, bản thân bị ốm,…).

Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, người lao động lợi dụng thời gian làm việc để bán hàng online không thuộc trường hợp bị kỷ luật sa thải. Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động không có căn cứ để tiến hành sa thải người lao động.

Tới đây, Bộ luật Lao động 2012 sẽ bị BLLĐ năm 2019 thay thế từ năm 2021. Bộ luật mới bổ sung thêm trường hợp người sử dụng lao động được quyền sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Như vậy, kể cả khi BLLĐ 2019 có hiệu lực, người lao động bán hàng online trong giờ làm vẫn không bị sa thải.

Có được sa thải nhân viên

Làm việc riêng trong giờ có bị sa thải?​ (Ảnh minh họa)


Sếp nên làm gì để xử lý nhân viên làm việc riêng trong giờ?

Như phân tích trên, người sử dụng lao động không được sa thải nhân viên bán hàng online trong giờ làm việc nhưng vẫn còn nhiều cách khác để xử lý hành vi này.

Theo BLLĐ năm 2012, người sử dụng lao động được quyền ban hành nội quy lao động, trong đó quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và hình thức xử lý kỷ luật lao động. Đồng thời, người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động (theo điểm b khoản 2 Điều 5 BLLĐ 2012).

Như vậy, để giải quyết tình trạng người lao động làm việc riêng trong giờ, cụ thể là bán hàng online trong giờ làm việc, người sử dụng lao động có thể liệt kê trong nội quy lao động đây là hành vi vi phạm kỷ luật đồng thời nêu rõ hình thức xử lý tương ứng.

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2012, ngoài sa thải, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức kỷ luật sau:

- Khiển trách;

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;

- Cách chức.

Như vậy, trường hợp người lao động “đánh cắp” giờ làm để bán hàng online, căn cứ vào nội quy lao động, người sử dụng lao động có thể xử lý bằng việc khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức. Những nội dung này vẫn sẽ được BLLĐ năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 kế thừa.

Trên đây là những phân tích liên quan đến việc xử lý nhân viên “đánh cắp” giờ làm để bán hàng online. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Quy định về sa thải từ 2021: 2 điều người lao động cần biết

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.