Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động từ 2021
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực sẽ làm thay đổi nhiều quy định liên quan đến quyền của người lao động, đặc biệt có thể kể đến quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ).
1/ Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày với HĐLĐ không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày với HĐLĐ có thời hạn từ 12 - 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc với HĐLĐ dưới 12 tháng.
Với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định trên, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng vì bất cứ lý do riêng nào và chỉ cần đảm bảo về thời gian báo trước cho người sử dụng lao động.
Trong khi đó, theo quy định của BLLĐ năm 2012, chỉ có người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn mới được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do nhưng cũng phải đáp ứng việc báo trước 45 ngày.
Có thể thấy, quy định tại BLLĐ năm 2019 đã mở rộng hơn về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động. Dù làm việc theo loại hợp đồng nào, người lao động cũng có quyền chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do.
2/ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng có cần báo trước?
Theo quy định tại BLLĐ năm 2012, người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ luôn phải đảm bảo thời gian báo trước theo quy định. Tuy nhiên, với BLLĐ năm 2019, người lao động nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận, trừ trường hợp khác;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn, trừ trường hợp khác;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
- Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, BLLĐ năm 2019 đã liệt kê cụ thể 07 trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước. Việc bổ sung quy định này là thực sự cần thiết, góp phần đảm bảo tốt hơn các quyền mà người lao động đáng được hưởng.
Xem thêm: Từ 2021, bị sếp mắng chửi được nghỉ việc luôn?Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động từ 2021 (Ảnh minh họa)
3/ Quyền lợi của người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp
Người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp có thể được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của Điều 46 BLLĐ năm 2019 nếu đủ điều kiện, trừ trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu.
Người lao động phải làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 48 BLLĐ năm 2019, người lao động còn được người sử dụng lao động:
- Thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.
- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác (nếu có);
- Cung cấp bản sao các tài liệu về quá trình làm việc của người lao động nếu có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
4/ Trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
Bên cạnh các quyền lợi được hưởng, BLLĐ năm 2019 cũng đặt ra những trách nhiệm nhất định đối với người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong vòng 14 ngày, người lao động có trách nhiệm thanh toán cho người sử dụng lao động những khoản tiền liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, thời gian này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. (Căn cứ Khoản 1 Điều 48 BLLĐ năm 2019)
Ngoài ra, trên thực tế, người lao động còn có trách nhiệm bàn giao công việc, giấy tờ, sổ sách và các tài liệu khác liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp,… cùng cơ sở vật chất đã được người sử dụng lao động bàn giao nhằm phục vụ công việc nếu như nội quy lao động có ghi nhận.
Trên đây là những phân tích về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2021. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Cập nhật văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 (04/03/2021 09:18)
- Sa thải - Toàn bộ quy định cần biết để tránh (23/02/2021 10:00)
- So sánh Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Lao động 2012 (04/02/2021 10:00)
- Mới: Đã có hướng dẫn về nội dung hợp đồng lao động từ 2021 (07/01/2021 11:26)
- Thay đổi khái niệm "Hợp đồng lao động" từ 01/01/2021 (28/12/2020 11:40)
- Infographic: Khi nào không làm việc vẫn được nhận lương? (26/12/2020 11:00)
- 11 quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động từ 2021 (24/12/2020 13:00)
- Quy định mới về nghỉ giữa giờ theo Bộ luật Lao động 2019 (24/12/2020 08:00)
- Thay đổi căn cứ tính tiền lương của người lao động ngày lễ, Tết (23/12/2020 11:37)
- Quy định về ca làm việc và thời gian nghỉ giữa ca mới nhất (23/12/2020 10:00)
- Có bắt buộc ký hợp đồng lao động bằng văn bản không? (06/03/2021 19:30)
- Nghỉ việc không báo trước phải bồi thường bao nhiêu? (05/03/2021 10:00)
- Lương công nhân 2021: Tất cả những thông tin mới (03/03/2021 14:30)
- Khấu trừ lương là gì? Mức khấu trừ tiền lương mới nhất (03/03/2021 13:30)
- Hợp đồng thử việc: Những quy định cần biết trước khi ký (03/03/2021 10:23)
- Bị sa thải bằng miệng, làm gì để đòi lại quyền lợi? (02/03/2021 10:03)
- Thay đổi về giờ làm việc của phụ nữ mang thai từ năm 2021 (24/10/2020 19:30)
- Mức bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật từ 2021 (23/10/2020 10:00)
- Từ 2021, nhân viên vi phạm kỷ luật bị xử lý như thế nào? (22/10/2020 10:00)
- Lương hưu năm 2021 có tăng không? (22/10/2020 08:30)
- Từ năm 2021, giờ làm việc ban đêm có gì thay đổi? (21/10/2020 10:00)