Nghỉ trong thời gian thử việc có cần báo trước?

Theo Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng thử việc. Vậy nếu nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước cho người sử dụng lao động?


Người lao động phải thử việc trong bao lâu?

Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.

Tùy thuộc và tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc tối đa có thể lên đến:

- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

So với quy định hiện nay, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm trường hợp thử việc đối với người lao động làm công việc của người quản lý doanh nghiệp là không quá 180 ngày.

Người sử dụng lao động chỉ được phép thử việc đối với người lao động trong thời gian tối đa mà Bộ luật này quy định. Nếu yêu cầu thử việc quá thời gian nêu trên, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng và phải trả đủ 100% lương cho người lao động (theo điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Nghỉ trong thời gian thử việc có cần báo trước?

Nghỉ trong thời gian thử việc có cần báo trước? (Ảnh minh họa)


Nghỉ trong thời gian thử việc, người lao động có cần báo trước?

Điều 27 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo quy định này, trong thời gian thử việc, người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước.

Nội dung này được BLLĐ năm 2019 kế thừa từ khoản 2 Điều 29 BLLĐ năm 2012. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, người lao động nghỉ trong thời gian thử việc sẽ không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Cùng với đó, người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động mà không cần báo trước nếu đang trong thời gian thử việc.

Đáng chú ý, với quy định tại BLLĐ năm 2019, người lao động khi tự ý nghỉ trong thời gian thử việc sẽ không phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Trong khi đó, theo quy định của BLLĐ năm 2012, người lao động chỉ không phải bồi thường nếu nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Tóm lại, hiện nay người lao động tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.