Chạy án bị tội gì? Mức xử phạt thế nào?
Hẳn ai cũng từng nghe đến việc chạy án. Mới trước đây, dư luận còn xôn xao về việc một đại tá công an bị cấp dưới “tố” nhận hối lộ để chạy án. Vậy theo quy định của pháp luật, chạy án là tội gì? Bị xử lý như thế nào?
Người thực hiện hành vi chạy án – bị định tội
Có thể hiểu chạy án là việc dùng mọi thủ đoạn để bóp méo, xoay chuyển vụ án theo hướng có lợi cho người phạm tội. Lúc này, lợi dụng tâm lý lo sợ của người phạm tội hoặc người thân của họ, nhiều đối tượng đã “gợi ý” việc chạy án.
Tùy vào tính chất, mục đích của hành vi mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Nếu người thực hiện hành vi chạy án không có chức vụ, quyền hạn thì người này có thể bị truy tố về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.
Bởi người này không có chức vụ, quyền hạn, không thể can thiệp và thực hiện được việc thay đổi tội danh, khung hình phạt, …. có lợi cho người phạm tội nhưng vẫn nhận tiền hòng chiếm đoạt tài sản của người khác. Mức phạt cao nhất trong trường hợp này có thể là chung thân.
Ngoài ra, người này còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Chạy án bị tội gì? (Ảnh minh họa)
- Nếu người này có chức vụ, quyền hạn thì có thể bị khép vào Tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.
+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt cao nhất là 20 năm tù và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
+ Hình phạt cao nhất dành cho Tội nhận hối lộ có thể là tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người đưa tiền nhờ chạy án – tiền mất tật mang
Không chỉ người thực hiện việc chạy án phải chịu trách nhiệm hình sự mà người đưa tiền nhờ chạy án cũng có thể phải đi tù.
Theo đó, khi người nào trực tiếp hoặc qua trung gian đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc phi vật chất để yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc gì đó sẽ bị phạt cao nhất là 20 năm tù.
Ngoài ra, người nào đưa hối lộ còn có thể bị phạt tiền lên đến 200 triệu đồng. Nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Tội trộm cắp bị xử phạt thế nào theo Bộ luật Hình sự? (07/10/2020 19:30)
- Toàn bộ văn bản pháp luật trong lĩnh vực Hình sự mới nhất (01/06/2019 20:50)
- Chạy án bị tội gì? Mức xử phạt thế nào? (09/03/2019 13:00)
- Biếu quà Tết cho sếp bao nhiêu bị coi là hối lộ? (22/01/2019 07:30)
- Bố, mẹ không tố giác con có phạm tội? (14/01/2019 13:57)
- 3 trường hợp công chức được nhận quà biếu mà không phạm luật (09/01/2019 07:30)
- Lừa dối khách hàng, người bán hàng có thể bị phạt tù (02/01/2019 15:54)
- Nhắn tin đe dọa người khác có thể bị đi tù (27/12/2018 10:36)
- 10 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại (21/12/2018 20:00)
- Vụ hiệu trưởng dâm ô học sinh: Giáo viên có thể là đồng phạm? (19/12/2018 12:15)
- Làm người dưới 16 tuổi có bầu, bị phạt thế nào? (13/01/2021 17:50)
- 2 cách chống trộm rất dễ... đi tù! (12/01/2021 16:00)
- Đốt lửa trên vỉa hè để giữ ấm có vi phạm pháp luật? (11/01/2021 09:00)
- Người thuê nhà đánh bạc, chủ trọ có bị phạt? (10/01/2021 13:22)
- Trộm cây cảnh hoành hành ngày giáp Tết, mức phạt thế nào? (07/01/2021 19:30)
- Lôi kéo người khác sử dụng ma túy bị xử lý thế nào? (01/01/2021 16:00)
- Người bán thịt lợn dịch bị phạt thế nào? (05/03/2019 20:00)
- 2 lưu ý để chơi họ một cách "an toàn" (03/03/2019 09:00)
- Không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản sẽ bị tội gì? (02/03/2019 13:00)
- Tráo con gái mới đẻ, người mẹ phạm tội gì? (01/03/2019 20:00)
- Hủ tục "bắt vợ" của người dân tộc bị phạt thế nào? (25/02/2019 20:00)