Tráo con gái mới đẻ, người mẹ phạm tội gì?

Ngày nay dù xã hội hiện đại nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại. Nhiều người mẹ vì sinh con gái mà nhẫn tâm đổi con mình cho người khác. Vậy tráo con gái mới đẻ, người mẹ phạm tội gì?

Cấm lựa chọn giới tính thai nhi

Tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới 2006, con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu phong kiến, trọng nam khinh nữ mà nhiều khi trong gia đình, các bé trai và bé gái bị đối xử không bình đẳng. Thậm chí còn có hành vi phá thai khi biết giới tính thai nhi là nữ.

Bởi thực trạng đáng báo động đó, pháp luật đã có quy định cụ thể để xử phạt các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Theo đó, Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định rõ mức phạt về hành vi chọn lựa giới tính thai nhi. Cụ thể:

- Đối với người mang thai mà không bị ép buộc nhưng vì lý do lựa chọn giới tính mà loại bỏ thai nhi thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

- Đối với người dụ dỗ, lôi kéo, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính thì bị phạt cao nhất là 12 triệu đồng.

Tráo con gái mới đẻ, người mẹ phạm tội gì?

Tráo con gái mới đẻ vì lựa chọn giới tính (Ảnh minh họa)


Tráo con gái mới sinh, người mẹ phạm tội gì?

Hiện tượng tráo trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi không phải là hiếm trong xã hội với nhiều nguyên nhân như muốn đổi trẻ bị bệnh tật lấy trẻ lành lặn, tráo con gái lấy con trai… Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp chính người mẹ của đứa bé là người thực hiện hành vi phạm tội.

Theo quy định tại Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015, người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác thì bị phạt tù nhẹ nhất là 02 năm tù, nặng nhất là 12 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bởi vậy, nếu người mẹ nào nhẫm tâm đổi con gái mình với con của người khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Trao nhầm con, bệnh viện phải bồi thường thế nào?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.