[Giải đáp] Tại sao nên đi đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước?

Sự ra đời của thẻ Căn cước sẽ mang đến những lợi ích gì cho người dân khi sử dụng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết, tại sao nên đi đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước?


Dưới đây là các lý do đưa đưa ra để giải thích tại sao nên đi đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước:

Một: Thuộc trường hợp bắt buộc đổi sang thẻ Căn cước

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước số 26/2023/QH15, các trường hợp phải cấp đổi thẻ Căn cước gồm:

- Đủ tuổi quy định phải đổi thẻ Căn cước: Tức là đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Các trường hợp có thay đổi, bổ sung thông tin:

  • Thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày tháng năm sinh phải thay đổi, cải chính thông tin.
  • Nhân dạng bị thay đổi.
  • Bổ sung Ảnh khuôn mặt, vân tay.
  • Xác định lại giới tính/chuyển đổi giới tính.

- Các thông tin in trên thẻ Căn cước có sai sót.

- Số định danh cá nhân được xác lập lại.

Trên đây là các trường hợp bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước. Tuy nhiên, việc xử phạt khi không đổi sang thẻ Căn cước thì hiện nay chưa có quy định.

Trước đó, tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khi không thực hiện đổi, cấp, cấp lại thẻ Căn cước cước dân (CCCD) sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

tại sao nên đi đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước

Hai: Được thu nhập nhiều thông tin bảo mật hơn

Đây là một trong các điểm mới đáng chú ý nhất của thẻ Căn cước so với thẻ Căn cước công dân hay Chứng minh nhân dân.

Theo đó, căn cứ Điều 15 Luật Căn cước, thông tin sinh trắc học trong đó bao gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói là một trong các thông tin sẽ được thu nhập vào Cơ sở dữ liệu Căn cước của công dân.

Đây là những đặc điểm mới được bổ sung tại thẻ Căn cước so với thẻ Căn cước công dân hay Chứng minh nhân dân trước đó. Đồng thời, mỗi cá nhân sẽ chỉ có một thông tin về mống mắt khác nhau.

Do đó, các thông tin mới tại thẻ Căn cước sẽ giúp bảo mật và dễ dàng phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Đồng thời, việc bổ sung mống mắt, thông tin ADN còn có thể hỗ trợ cho trường hợp không thu nhận được vân tay.

Ba: Khi làm thẻ Căn cước lần đầu sẽ được miễn phí

Nội dung này được nêu chi tiết tại khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước 2023. Theo đó, nếu công dân cấp thẻ Căn cước lần đầu thì không phải nộp lệ phí.

Có thể thấy, đây xem như là thêm một lý do nên đi đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước mà người dân nên xem xét. Về mức phí cấp thẻ Căn cước cụ thể, hiện nay Bộ Công an chưa có hướng dẫn chi tiết.

Xem chi tiết: Cn biết quy đnh có li cho ngưi làm th Căn cưc ln đu t 01/7/2024

Bốn: Thêm nhiều người được cấp thẻ Căn cước hơn

Đây cũng là một trong các nội dung đáng chú ý về thẻ Căn cước so với thẻ Căn cước công dân.

Theo đó, nếu theo khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13, thẻ CCCD chỉ được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì theo quy định mới từ 01/7/2024, Luật Căn cước không giới hạn độ tuổi cấp thẻ Căn cước cho công dân Việt Nam.

Cụ thể, theo Điều 19 Luật Căn cước 2023, người được cấp thẻ Căn cước có thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên hoặc là người dưới 14 tuổi. Như vậy, từ ngày 01/7/2024, trẻ em cũng được cấp thẻ Căn cước nếu có nhu cầu.

Tuy nhiên, khi cấp thẻ Căn cước cho trẻ em dưới 06 tuổi thì không thực hiện thu nhận thông tin nhân dạng cũng như thông tin sinh trắc học (vân tay, ảnh khuôn mặt, ADN, mống mắt…).

>> Xem chi tiết thủ tục cấp thẻ Căn cước mới nhất 2024

Thẻ Căn cước có thể sử dụng thay hộ chiếu khi xuất cảnh?
Thẻ Căn cước có thể sử dụng thay hộ chiếu khi xuất cảnh? (Ảnh minh họa)

Năm: Được dùng Căn cước thay nhiều loại giấy tờ quan trọng

Mặc dù trong thực tế, trong cơ sở dữ liệu quốc gia, công dân đã được tích hợp nhiều loại giấy tờ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe… nhưng theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân, thẻ CCCD là giấy tờ có giá trị để:

  • Chứng minh về căn cước
  • Được sử dụng thay cho hộ chiếu nếu Việt Nam và nước ngoài đã ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép sử dụng thẻ CCCD thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Các giấy tờ khác được tích hợp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước và chưa được đưa vào Luật.

Tuy nhiên, với quy định tại Điều 22 Luật Căn cước 2023 thì Bộ Công an đã dành hẳn một Điều riêng về việc tích hợp các giấy tờ vào thẻ Căn cước. Cụ thể gồm các loại giấy tờ có tính ổn định cao sẽ được tích hợp vào thẻ Căn cước:

2. Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.

Theo đó, khi sử dụng thẻ Căn cước có các thông tin đã được tích hợp sẽ đồng nghĩa với việc đang sử dụng các loại giấy tờ đó trong thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

Như vậy, có thể kể ra 05 lý do giải thích cho câu hỏi tại sao nên đi đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024 tới đây.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.