Khác biệt giữa thẻ Căn cước với CCCD: Nhiều điểm lợi hơn với người dân

Từ 01/7/2024, công dân sẽ có thêm một loại giấy tờ tùy thân mới là thẻ Căn cước. Vậy khác biệt giữa thẻ Căn cước với CCCD là gì? Mang lại quyền lợi gì cho người dân? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

1. Khác biệt giữa thẻ Căn cước với CCCD là gì?

Sự khác biệt giữa thẻ Căn cước với CCCD được thể hiện cụ thể ở dưới bảng sau đây:

- Về tên gọi: Thẻ Căn cước và thẻ Căn cước công dân có tên gọi khác nhau.

- Về căn cứ: Thẻ Căn cước được quy định trong Luật Căn cước 2023 còn thẻ CCCD được quy định trong Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13.

- Về các thông tin in trên thẻ:

  • Quê quán trên thẻ CCCD được đổi thành nơi đăng ký khai sinh để có độ chính xác cao hơn do quê quán đang chưa có quy trình cụ thể để xác định khiến thông tin này có thể chưa chính xác hoàn toàn và không khớp với các loại giấy tờ khác.
  • Nơi thường trú trên thẻ CCCD chuyển thành nơi cư trú trên thẻ Căn cước bởi sẽ bao quát được các trường hợp. Trong thực tế, có nhiều người không có nơi thường trú hoặc thậm chí cả nơi tạm trú mà chỉ có nơi ở hiện tại.
  • Thẻ Căn cước không còn vân tay, đặc điểm nhân dạng như thẻ CCCD mà ẩn trong mã QR của thẻ.
  • Thẻ Căn cước được bổ sung thêm các thông tin mà thẻ Căn cước công dân không có như thông tin mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp trừ của quân đội, công an, thông tin liên quan đến người thân gồm cha mẹ, vợ chồng, người đại diện, người được đại diện.
  • Chính thức quy định các loại giấy tờ tích hợp vào thẻ Căn cước so với thẻ Căn cước công dân gồm: Hộ chiếu, giấy phép lái xe, đăng ký xe, sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế…

Như vậy, có thể thấy, sự khác biệt giữa thẻ Căn cước với CCCD mang đến nhiều quyền lợi hơn cho người dân. Trong đó, có thể kể đến một số đặc điểm nổi bật như:

- Bao quát được nhiều thông tin của công dân hơn so với thẻ Căn cước công dân đang sử dụng.

- Thuận tiện cho người dân khi sử dụng thông tin trong thẻ Căn cước.

- Bao gồm nhiều thông tin mang tính cá biệt, đặc trưng của người dân, giúp phân biệt dễ dàng người này với người kia.

- Vẫn giữ lại mã QR, tích hợp nhiều thông tin của công dân cùng nhiều loại giấy tờ giúp người dân không phải mang quá nhiều giấy tờ khi thực hiện các thủ tục hành chính cũng như tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức… để bảo quản, sử dụng các loại giấy tờ khác.

Khác biệt giữa thẻ Căn cước với CCCD

2. Tại sao đổi tên thẻ CCCD sang thẻ Căn cước?

Ngày 27/11/2023, Quốc hội ban hành Luật Căn cước số 26/2023/QH15, chính thức đổi tên giấy tờ tùy thân là thẻ Căn cước công dân (CCCD) thành thẻ Căn cước và sẽ áp dụng từ 01/7/2024.

Theo giải thích của Bộ Công an tại Cổng thông tin Chính phủ, thẻ Căn cước là loại giấy tờ chứa thông tin căn cước của người dân, việc đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước vì các lý do sau đây:

Phù hợp với thông lệ của quốc tế bởi nhiều nước trên thế giới đều sử dụng thẻ Căn cước cho công dân nước họ. Do đó, việc đổi thẻ nhằm đảm bảo tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, việc đổi tên thành thẻ Căn cước cũng sẽ bao quát hơn về đối tượng và phạm vi điều chỉnh. Bởi thẻ CCCD là chỉ cấp cho công dân Việt Nam và khi nói đến CCCD là nói đến các loại thông tin liên quan đến cá nhân của người đó.

Tuy nhiên, thẻ Căn cước còn được áp dụng cho cả công dân Việt Nam và công dân gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam hoặc cả người chưa xác định được quốc tích.

Đồng thời, trong phần mã hóa của thẻ Căn cước còn tích hợp các thông tin về cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện của người đó gồm các thông tin họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số Chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch.

Do đó, việc để thẻ Căn cước công dân không còn phù hợp bởi thẻ Căn cước công dân là chỉ nội dung nhân thân của riêng công dân đó còn thẻ Căn cước còn tích hợp các thông tin của người thân trong mã QR của thẻ Căn cước.

Khác biệt giữa thẻ Căn cước với CCCD: Nhiều điểm lợi hơn với người dân
Khác biệt giữa thẻ Căn cước với CCCD: Có phải đi làm thẻ Căn cước? (Ảnh minh họa)

3. Đổi CCCD sang thẻ Căn cước, có phải làm lại giấy tờ không?

Căn cứ Điều 46 Luật Căn cước năm 2023, người dân không bắt buộc phải đi đổi sang thẻ Căn cước. Bởi:

- thẻ CCCD đang sử dụng mà còn có giá trị sử dụng thì vẫn được dùng cho đến hết hạn trừ trường hợp hết hạn sử dụng từ 15/01/2024 đến trước 30/6/2024 thì tiếp tục được sử dụng đến hết 30/6/2024.

- Các loại giấy tờ đã phát hành có sử dụng số Căn cước công dân thì vẫn được giữ nguyên giá trị sử dụng sau ngày01/7/2024 - khi có thẻ CCCD. Đồng thời, khi người dân thực hiện các thủ tục thì cơ quan nhà nước không được yêu cầu thay đổi, điều chỉnh thông tin số CCCD trong giấy tờ đã cấp.

Tuy nhiên, nếu người dân có nhu cầu đổi từ thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước thì vẫn được thực hiện thủ tục đổi.

Trên đây là sự khác biệt giữa thẻ Căn cước với CCCD mang đến nhiều quyền lợi cho người dân.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.