Cơ quan quyền lực Nhà nước là gì? Có vai trò thế nào?

Cơ quan quyền lực Nhà nước có vai trò quan trọng trong cơ cấu bộ máy nhà nước cũng như mọi hoạt động về đời sống xã hội của nước ta. Vậy cơ quan quyền lực Nhà nước là gì?

1. Cơ quan quyền lực Nhà nước là gì? Có vai trò thế nào?

Cơ quan quyền lực Nhà nước là gì? Có vai trò thế nào?
Cơ quan quyền lực Nhà nước là gì? Có vai trò thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể về cơ quan quyền lực Nhà nước là gì.

Tuy nhiên, căn cứ Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể hiểu cơ quan quyền lực Nhà nước là cơ quan do dân trực tiếp bầu ra để thay mặt cho dân thực hiện quyền lực Nhà nước.

Cơ quan quyền lực nhà nước là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, được cấu thành từ các đại biểu ưu tú, đại diện cho các thành phần xã hội: trí thức, công nhân, nông dân, các dân tộc, tôn giáo và các thành phần xã hội khác trên cả nước.

Cơ quan quyền lực Nhà nước có quyền ban hành văn bản pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng để thi hành án trên phạm vi cả nước hoặc tại các địa phương, đồng thời có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Cụ thể,nội dung tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 như sau:

“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2.Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

3.Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013, theo đó Nhân dân được thực hiện quyền lực Nhà nước của mình bằng hình thức dân chủ trực tiếp/đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoặc các cơ quan khác.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 7 Hiến pháp năm 2013 quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu của Hội đồng nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bình đẳng và được bỏ phiếu kín.

2. Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất tại Việt Nam là cơ quan nào?

Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất tại Việt Nam là cơ quan nào?
Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất tại Việt Nam là cơ quan nào? (Ảnh minh hoạ)

Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất tại Việt Nam hiện nay là Quốc hội, được thể hiện thông qua các quy định dưới đây:

Căn cứ quy định tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013, theo đó:

- Nhà nước Việt nam là nhà nước pháp quyền xã hội của nghĩa, của dân, do dân và vì dân.

- Nước Việt Nam do dân làm chủ, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc và nhân dân, có nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, nông dân với trí thức.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các có quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đồng thời tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013 có quy định rằng: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp/đại diện thông qua cơ quan quyền lực Nhà nước là: Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác.

Mặt khác, tại Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 cũng có quy định về vị trí, chức năng của Quốc hội, theo đó:

- Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam, đồng thời cũng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân.

- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước.

Như vậy, từ các quy định trên có thể hiểu rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất tại Việt Nam, đồng thời cũng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân Việt Nam.

3. Phân biệt cơ quan quyền lực Nhà nước và cơ quan hành chính Nhà nước

*Giống nhau:

- Đều là cơ quan nhà nước.

- Đều hướng đến mục đích bảo vệ lợi ích công, duy trì trật tự xã hội và bảo vệ các quy định được Nhà nước ban hành.

- Có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật/áp dụng pháp luật trong phạm vi thẩm quyền của mình.

- Được áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết khi nhận thấy các quy tắc, quy định, nguyên tắc quản lý Nhà nước được thiết lập bị xâm hại.

*Khác nhau:

Nội dung

Cơ quan quyền lực Nhà nước

Cơ quan hành chính Nhà nước

Nguồn gốc hình thành

Do Nhân dân trực tiếp bầu.

Do cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp bầu hoặc từ tuyển dụng.

Đặc điểm

Có hoạt động chính là lập pháp. Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước được thành lập từ trung ương cho đến địa phương, được Quốc hội đứng đầu, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân.

Có hoạt động chính là hành pháp, đứng đầu là Chính phủ, thực hiện quyền lực của Nhà nước.

Vị trí pháp lý

Có vị trí pháp lý cao hơn so với cơ quan hành chính Nhà nước.

Có vị trí pháp lý thấp hơn và đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước.

Cơ cấu tổ chức

Gồm có: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; và Hội đồng nhân dân các cấp tại địa phương.

Gồm có: Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất; Bộ và cơ quan ngang bộ (cơ quan thẩm quyền chuyên môn tại trung ương) và Uỷ ban nhân dân các cấp tại địa phương.

Chức năng chính

Ban hành các văn bản pháp luật đưa ra các vấn đề quan trọng của quốc gia, đồng thời giám sát hoạt động của các cơ quan khác.

Quản lý về mặt hành chính của Nhà nước về mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời thực hiện các hoạt động dựa trên cơ sở luật và thi hành luật pháp được ban hành.


Trên đây là những thông tin về Cơ quan quyền lực Nhà nước là gì? Có vai trò thế nào?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?