Đổi từ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước cần mang giấy tờ gì?

Từ thời điểm người dân được cấp thẻ Căn cước, 01/7/2024 đến nay đã có số lượng lớn người người dân thực hiện làm thẻ. Nhiều người chưa đổi thẻ băn khoăn chưa biết đổi từ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước cần mang giấy tờ gì?

Đổi từ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước cần mang giấy tờ gì?

Theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì trường hợp cấp đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước hoặc cấp đổi thẻ Căn cước thì người tiếp nhận có trách nhiệm thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước đang sử dụng.

Như vậy, với quy định trên thì công dân sẽ phải nộp lại thẻ Căn cước công dân khi đổi sang thẻ Căn cước và khi đổi từ thẻ CCCD sang thẻ Căn cước, chỉ cần mang theo CCCD đến cơ quan công an để làm thủ tục đăng ký cấp thẻ Căn cước mà không cần mang thêm giấy tờ gì.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước về trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cụ thể:

Bước 1 - Người dân đến nơi cấp, đổi thẻ Căn cước (theo quy định ở phần nội dung trên)

Bước 2 - Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ Căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thông qua thẻ Căn cước công dân gắp chip để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước.

Nếu chưa có thông tin của người cần cấp thẻ Căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bước 3 - Thu nhận thông tin nhận dạng, thông tin sinh trắc học

Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ Căn cước;

Bước 4 - Ký vào phiếu thu nhận thông tin, nhận giấy hẹn trả thẻ

Người cần cấp thẻ Căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin Căn cước; Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước;

Bước 5 -Trả thẻ Căn cước

Địa điểm trả thẻ Căn cước ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ Căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ Căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Về giá trị sử dụng của CCCD trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước, Phó trưởng PC06 từng cho biết, trong thời gian chờ nhận thẻ Căn cước thì người dân vẫn sử dụng CCCD để giao dịch, thực hiện các thủ tục như bình thường.

Khi người dân lên trụ sở công an để nhận thẻ Căn cước, cơ quan công an sẽ tiến hành thu hồi CCCD theo đúng quy định.

doi-tu-can-cuoc-cong-dan-sang-the-can-cuoc-can-mang-giay-to-gi
Nhiều người không biết đổi từ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước cần mang giấy tờ gì?
(Ảnh minh họa)

Cấp đổi thẻ Căn cước ở đâu?

Nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước được quy định tại Điều 27 Luật Căn cước 2023:

(1) Cơ quan quản lý Căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.

(2) Cơ quan quản lý Căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý Căn cước nêu trên có thể tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.

Bên cạnh đó tại Điều 6 Thông tư 17/2024/TT-BCA quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước, Giấy chứng nhận Căn cước lưu động trong trường hợp cần thiết.

Theo đó, cơ quan quản lý Căn cước tổ chức làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước, giấy chứng nhận Căn cước tại:

- Địa chỉ của cơ quan, tổ chức khác khi có văn bản đề nghị và cơ quan quản lý Căn cước có đủ điều kiện về phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực thực hiện.

- Công an cấp xã hoặc chỗ ở của người dân đối với trường hợp người già yếu, bệnh tật, tai nạn, khuyết tật và trường hợp đặc biệt khác khi cơ quan quản lý căn cước có đủ điều kiện về phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực thực hiện.

Như vậy, người dân có thể làm thẻ Căn cước tại:

  • Công an cấp huyện
  • Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú
  • Hoặc tại địa điểm khác do cơ quan quản lý Căn cước quyết định.

Trên đây là thông tin về việc đổi từ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước cần mang giấy tờ gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới từ 01/01/2025 [Dự kiến]

Thay đổi quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới từ 01/01/2025 [Dự kiến]

Thay đổi quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới từ 01/01/2025 [Dự kiến]

Đây là đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải tại dự thảo Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Cùng theo dõi bài viết để có thêm thông tin chi tiết.

Ai được làm thẻ Căn cước online không cần trực tiếp đến cơ quan Công an?

Ai được làm thẻ Căn cước online không cần trực tiếp đến cơ quan Công an?

Ai được làm thẻ Căn cước online không cần trực tiếp đến cơ quan Công an?

Hầu hết công dân khi làm thẻ Căn cước đều phải trực tiếp đến cơ quan Công an để lấy dấu vân tay, chụp ảnh chân dung... chỉ có một đối tượng duy nhất được làm thẻ Căn cước online và nhận kết quả tại nhà mà không cần trực tiếp đến cơ quan Công an.