5 nguyên tắc dành cho người đi bộ để tự đảm bảo an toàn

Theo thống kê, số người đi bộ tử vong vì tai nạn giao thông chiếm khoảng 26% tổng số các vụ tai nạn giao thông. Để nâng cao an toàn người đi bộ cần nắm vững 5 nguyên tắc dưới đây:

5 quy định dành riêng cho người đi bộ

Khi tham gia giao thông, người đi bộ phải tuân thủ các quy định sau theo Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008:

1- Phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường;

2- Chỉ được qua đường ở những nơi có: Đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3- Phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường tại nơi không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ;

4- Không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy. Mang vác vật cồng kềnh phải đảm bảo an toàn, không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông khác;

5- Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường.

nguyên tắc dành cho người đi bộ
5 nguyên tắc dành cho người đi bộ để tự đảm bảo an toàn (Ảnh minh họa)

Trường hợp phải nhường đường cho người đi bộ

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cụ thể các trường hợp phải nhường đường cho người đi bộ:

- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường (khoản 4 Điều 11);

- Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn (khoản 4 Điều 11);

- Khi chuyển hướng, phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác (khoản 2 Điều 15);

- Không được quay đầu xe, lùi xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường (khoản 4 Điều 15, khoản 2 Điều 16).

Dù đã có quy định song việc đi bộ qua đường ở những nơi không có đèn tín hiệu tại các thành phố lớn không hề đơn giản, phần lớn các lái xe chưa có ý thức nhường đường cho người đi bộ.

Không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu?

không nhường đường cho người đi bộ
Mức phạt lỗi không nhường đường cho người đi bộ (Ảnh minh họa)

Người điều khiển phương tiện không nhường đường cho người đi bộ sẽ bị phạt theo các mức sau:

- Xe máy: Từ 60.000 - 80.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện nếu chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ (theo điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2016).

- Xe ô tô: Từ 100.000 - 200.000 đồng với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ (theo điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 46).

- Xe máy chuyên dùng, máy kéo: Từ 80.000 - 100.000 đồng nếu chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ (theo điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 46).

>> Toàn bộ 10 lỗi vi phạm và mức phạt đối với người đi bộ

Hậu Nguyễn
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.