Nắm rõ quy tắc tránh xe đi ngược chiều để không bị phạt vi phạm

Để đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình di chuyển, người điều khiển phương tiện cũng cần nắm rõ các quy tắc tránh xe đi ngược chiều để hạn chế va chạm. Sau đây là thông tin chi tiết về quy tắc này.


1. Tránh xe đi ngược chiều như thế nào cho đúng?

Điều 17 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định rõ quy tắc tránh xe đi ngược chiều như sau:

1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.

2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:

a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;

b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;

c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

3. Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.

Theo đó, khi tránh xe đi ngược chiều, người điều khiển phương tiện cần nắm lòng các quy tắc sau đây:

- Quy tắc về tốc độ khi tránh xe ngược chiều:

Khi hai xe đi ngược chiều tránh nhau trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt thì người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phía phải theo chiều xe chạy của mình.

- Quy tắc nhường đường khi tránh xe ngược chiều:

+ Ở nơi đường hẹp chỉ đủ cho 01 xe chạy và có chỗ tránh xe: Xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe còn lại đi.

+ Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc.

+ Xe có chướng ngại vật phía trước phải nhường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

- Quy tắc dùng đèn khi tránh xe:

Các phương tiện đi ngược chiều gặp nhau không được sử dụng đèn chiếu xa. 

quy tac tranh xe di nguoc chieu


2. Vi phạm quy định về tránh xe đi ngược chiều bị phạt thế nào?

Nếu không tuân thủ các quy tắc tránh xe đã nêu ở phần trước, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Mức phạt cụ thể như sau:

2.1. Mức phạt đối với ô tô vi phạm

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm g khoản 3 Điều 5

Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật

04 - 06 triệu đồng

Điểm e khoản 5 Điều 5

Tránh xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông

10 - 12 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5

2.2. Mức phạt đối với xe máy vi phạm

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật

100.000 - 200.000 đồng

Điểm m khoản 1 Điều 6

Tránh xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông

04 - 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm b khoản 7 và điểm c khoản 10 Điều 6

2.3. Mức phạt đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều

400.000 - 600.000 đồng

Điểm e khoản 3 Điều 7

Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật

400.000 - 600.000 đồng

Điểm h khoản 3 Điều 7

Tránh xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông

06 - 08 triệu đồng + Tước tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng giao thông (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 7 và điểm b khoản 10 Điều 7

Trên đây là các quy định liên quan đến quy tắc tránh xe đi ngược chiều và mức phạt vi phạm. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

>> Tài xế cẩn thận "dính phạt" nếu lùi xe trong các trường hợp sau
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.