Có đúng không mang CMND/CCCD ra đường sẽ bị “bắt”?

Chứng minh nhân dân (CMND), thẻ Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ tùy thân rất quan trọng của mỗi cá nhân. Nhiều người cho rằng, không mang CMND/CCCD ra đường có thể bị phạt thậm chí bị “bắt” - tạm giữ hành chính, điều này có đúng không?

1. Phải mang theo CMND/CCCD khi đi lại, giao dịch

CMND/CCCD đều là giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp chứa những thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân.

Theo đó, công dân được sử dụng CMND/CCCD của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch. Đồng thời có nghĩa vụ xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.

Trường hợp không xuất trình được CMND/CCCD khi có yêu cầu kiểm tra sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.

 

2. Có phải không mang CMND/CCCD ra đường sẽ bị “bắt”?

Một số trường hợp không xuất trình được CMND/CCCD khi có yêu cầu kiểm tra đã bị giữ lại, điều này khiến không ít người cho rằng không mang CMND/CCCD sẽ bị “bắt” - tạm giữ hành chính. Tuy nhiên đây là nhận định hoàn toàn không chính xác.

Chỉ có 05 trường hợp sau đây bị tạm giữ hành chính theo Điều 16 Nghị định 142/2021/NĐ-CP, cụ thể:

- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.

Như vậy, ngoài các trường hợp nêu trên, người không mang CMND/CCCD sẽ không bị tạm giữ hành chính mà công an chỉ mời về để xác minh nhân thân.

khong mang cmnd

 

3. Dùng CMND/CCCD hỏng, rách, hết hạn bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ các quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, người sử dụng CMND, CCCD phải đi đổi sang CCCD gắn chip mới nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi đối với người sử dụng CCCD;

- CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA);

- CMND/CCCD bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD/CMND;

- Bị mất thẻ CCCD/CMND;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Người sử dụng CMND/CCCD thuộc một trong các trường hợp trên đều sẽ phải làm lại thẻ CCCD gắn chip mới để sử dụng. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021, mức phạt áp dụng với các vi phạm trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Ngoài ra, Nghị định 144 còn quy định một số mức phạt khác liên quan đến việc sử dụng CMND/CCCD như sau:

Có đúng không mang CMND/CCCD ra đường sẽ bị “bắt”?


Trên đây là giải đáp về vấn đề: Có đúng không mang CMND/CCCD ra đường sẽ bị “bắt”? Nếu có thắc mắc khác liên quan, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Cập nhật thủ tục làm Căn cước công dân gắn chip mới nhất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Dịch thuật công chứng là gì? Dịch vụ dịch thuật công chứng tại Hà Nội

Dịch thuật công chứng là gì? Dịch vụ dịch thuật công chứng tại Hà Nội

Dịch thuật công chứng là gì? Dịch vụ dịch thuật công chứng tại Hà Nội

Dịch thuật công chứng là một thủ tục có nhu cầu cao trong thời đại Việt Nam hội nhập với thế giới. Tất cả các giao dịch, thủ tục, giấy tờ, hồ sơ liên quan đến nước ngoài ví dụ như hồ sơ du học, làm hồ sơ xin VISA, giấy phép lao động, xuất khẩu lao động, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa... đều cần được dịch thuật công chứng.