Trong nhiều giao dịch, cá nhân không thể tự mình đi thực hiện. Lúc này, hầu hết pháp luật cho phép họ được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Thủ tục này hiện nay tiến hành thế nào?
Giấy ủy quyền là gì?
Hiện nay, không có văn bản nào chính thức ghi nhận khái niệm giấy ủy quyền mà chỉ được nhắc đến rải rác trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
- Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan có giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp gồm giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
Điều 107 Luật này còn quy định rõ:
1. Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.
2. Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
b) Phạm vi uỷ quyền;
c) Thời hạn uỷ quyền;
d) Ngày lập giấy uỷ quyền;
đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.
3. Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền.
Tại điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch cũng quy định: “Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản".
Tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định về giấy ủy quyền mà chỉ định nghĩa hợp đồng ủy quyền. Cụ thể:
Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Pháp luật hiện hành cũng không có văn bản nào quy định tập trung về hình thức của giấy ủy quyền mà chỉ là những quy định đơn lẻ.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực…
Cập nhật thủ tục làm giấy ủy quyền mới nhất năm 2021 (Ảnh minh họa)
Thủ tục làm giấy ủy quyền mới nhất
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
Giấy tờ bên ủy quyền cần chuẩn bị gồm:
- Chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu của bên ủy quyền (trường hợp ủy quyền về tài sản chung thì cần giấy tờ cả vợ và chồng)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền (trường hợp ủy quyền tài sản chung như nhà đất…);
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ( nhà, đất, ô tô …) hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác (như giấy đăng ký kinh doanh, giấy mời, giấy triệu tập…).
Giấy tờ bên nhận ủy quyền cần chuẩn bị gồm:
- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên nhận ủy quyền
- Hộ khẩu của bên nhận ủy quyền.
Bước 2: Công chứng hoặc chứng thực giấy ủy quyền
(Trường hợp giấy ủy quyền không yêu cầu công chứng, chứng thực có thể bỏ qua bước này mà tiến hành lập giấy ủy quyền, các bên ký tên, đóng dấu)
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ như trên, bên ủy quyền liên hệ với phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để công chứng hoăc chứng thực giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền.
Điểm chỉ trong văn bản công chứng như thế nào để đúng và chuẩn là câu hỏi mà không ít người thắc mắc. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ hướng dẫn chi tiết cách lăn tay điểm chỉ đúng chuẩn trong văn bản công chứng.
Thể thức văn bản hành chính hiện được quy định cụ thể tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Bài viết này hướng dẫn chi tiết các trình bày thể thức văn bản chuẩn nhất theo Nghị định 30.
Giấy khai sinh là giấy tờ quan trọng với mỗi cá nhân do đó trong nhiều giao dịch, thủ tục hành chính, việc phải nộp bản sao giấy khai sinh là yêu cầu bắt buộc. Vậy công chứng giấy khai sinh ở đâu?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết phải đăng ký xe ô tô ở đâu, chỉ tạm trú có đăng ký ô tô được không hay bắt buộc phải về nơi thường trú để làm thủ tục, hãy đọc ngay bài biết này để có đáp án chính xác nhất theo quy định của pháp luật.
Khi nộp hồ sơ hành chính, nhiều cơ quan, tổ chức từ chối các bản sao chứng thực có thời hạn quá 03 tháng hoặc 06 tháng. Vậy chứng thực bản sao có giá trị bao lâu?