Hiện nay trong nhiều hồ sơ, tờ khai, người dân được yêu cầu kê khai số Căn cước công dân và nơi cấp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn “bối rối” không viết điền sao cho đúng!
Mặt sau thẻ Căn cước công dân có nội dung gì?
Từ ngày 01/01/2016, khi Luật Căn cước công dân có hiệu lực, nhiều tình thành trên cả nước bắt đầu tiến hành cấp Căn cước công dân cho người dân. Lúc này, mẫu thẻ Căn cước công dân tuân theo quy định tại Thông tư 61/2015/TT-BCA.
Tại Thông tư 61 quy định mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau:
- Trên cùng là mã vạch hai chiều;
- Bên trái, có 02 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ Căn cước công dân;
- Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
Điều 4 Thông tư này quy định:
Con dấu trên thẻ Căn cước công dân dùng mực màu đỏ, là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.
Tuy nhiên, từ 10/10/2018, Thông tư 33/2018/TT-BCA có hiệu lực, sửa đổi Thông tư 61 đã thay thế cụm từ trên con dấu từ “Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an”.
Hướng dẫn cách ghi nơi cấp Căn cước công dân (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn cách ghi "nơi cấp Căn cước công dân"
Trong nhiều giấy tờ, các cơ quan, đơn vị yêu cầu người dân cung cấp số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân. Đi cùng với đó là thông tin về ngày cấp và nơi cấp.
Trước đây, khi thẻ Căn cước công dân chưa ra đời, nơi cấp Chứng minh nhân dân cũng chính là Công an cấp tỉnh nơi người dân có hộ khẩu thường trú và tiến hành làm thẻ. Thông tin này được in thống nhất ở mặt sau Chứng minh nhân dân. Vì thế, không hề khó khăn để người dân điền chính xác thông tin này.
Tuy nhiên, khi sử dụng thẻ Căn cước công dân, nhiều người không biết nên ghi nơi cấp là "địa điểm" Công an tỉnh, thành phố nơi mình làm Căn cước công dân đó hay tên cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
Căn cứ mẫu thẻ Căn cước công dân của Bộ Công an và cách hiểu thông thường, thông tin trên con dấu ở mặt sau thẻ Căn cước công dân chính là nơi cấp thẻ Căn cước công dân đó.
Vì thế:
- Đối với thẻ Căn cước công dân làm từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư.
- Với các thẻ làm từ ngày 10/10/2018 thì nơi cấp Căn cước công dân chính xác là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Trên đây là hướng dẫn cách ghi "nơi cấp Căn cước công dân" cho bạn đọc. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.
Đề án sắp xếp ĐVHC của 63 tỉnh thành đang được các địa phương hoàn thiện để tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động vào 01/7/2025. Vậy thời hạn hoàn thiện sắp xếp ĐVHC của các tỉnh thành là khi nào?
Nếu bạn băn khoăn về việc khi nào hoàn thiện sáp nhập tỉnh, thành, hãy theo dõi bài viết để được cung cấp thông tin chính xác nhất theo Nghị quyết của Quốc hội.
Theo dõi bài viết để biết có bắt buộc phải định danh điện tử cho doanh nghiệp hay không và làm thế nào để định danh điện tử cho doanh nghiệp trên VNeID.
Hiện các tỉnh, thành phố trên cả nước đang hoàn tất phương án sắp xếp đơn vị hành chính sẵn sàng để mô hình chính quyền hai cấp đi vào hoạt động. Dưới đây là phương án sắp xếp ĐVHC của 06 thành phố trực thuộc trung ương.
Từ ngày 29/3/2025, một số chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai như Hai Bà Trưng, Hà Đông, Hoàng Mai… được sáp nhập về hoạt động tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ mới. Vậy từ 29/3, người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ ở đâu?
Từ ngày 05/12/2020, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn sẽ có hiệu lực. Theo đó, mức phạt về thuế từ ngày này cũng có nhiều thay đổi.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, nhiều người mua sắm, liên lạc qua điện thoại, email… hơn trước. Vậy, người dân có được thực hiện quyền tố cáo qua điện thoại, email, Facebook không?
Phiếu lý lịch tư pháp là giấy tờ bắt buộc phải có trong rất nhiều hồ sơ như bổ nhiệm công chứng viên, luật sư; nhận con nuôi… Vậy, lý lịch tư pháp là gì? Thủ tục xin cấp Phiếu này hiện nay tiến hành thế nào?
Do tâm lý chuộng hàng Việt của người Việt Nam, nhiều loại hoa quả nhập từ Trung Quốc về nhưng được các tiểu thương gắn mác hàng Việt để lừa dối người tiêu dùng.