Lấy trộm tiền của bố mẹ có phạm tội không?

Hiện nay, có nhiều bậc cha mẹ đang đau đầu vì tình trạng con cái thường xuyên lấy trộm tiền trong ví của mình. Câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là nếu con lấy trộm tiền của bố mẹ thì có bị phạt tù không?

Lấy trộm tiền của bố mẹ có phạm tội không?

Tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội Trộm cắp tài sản thì căn cứ vào giá trị của tài sản để xác định khung hình phạt cho người phạm tội.

Theo đó, hành vi con lấy trộm tiền của bố mẹ, nếu người con có các dấu hiệu sau đây thì dù giá trị tiền chỉ dưới 2 triệu đồng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm

- Đã bị kết án về tội Trộm cắp tài sản

- Đã bị kết án về một trong các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

Ngoài ra, cũng cần căn cứ vào độ tuổi của người thực hiện hành vi phạm tội. Tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự thì:

- Nếu con dưới 14 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự

- Nếu con từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi trộm cắp có tính chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

- Nếu con từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định của pháp luật.

Bởi vậy, trong trường hợp con lấy trộm tiền của bố mẹ thì pháp luật không căn cứ vào mối quan hệ ruột thịt giữa người phạm tội và người bị hại mà căn cứ vào hành vi, hậu quả … để xem xét có phạm tội hay không. Qua đó nhằm ngăn ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục mọi người có ý thức tuân theo pháp luật.

Lấy trộm tiền của bố mẹ có phạm tội không?

Con lấy trộm tiền của bố mẹ có phạm tội không? (Ảnh minh họa)


Mức phạt đối với hành vi con lấy trộm tiền của bố mẹ

Như đã phân tích ở trên, đối với hành vi trộm cắp, dù trộm dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp luật quy định thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản.

Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ mà pháp luật quy định mức phạt của hành vi trộm cắp tài sản:

- Nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

- Nặng nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Xem thêm:

Cẩn trọng với nạn trộm cắp ngày Tết

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Các ngân hàng mới đây đã cảnh báo với chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo của một số đối tượng lợi dụng tình trạng khách hàng gặp khó khăn khi xác thực sinh trắc học để chuyển khoản.

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động nào cho đúng?

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động nào cho đúng?

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động nào cho đúng?

Mỗi doanh nghiệp đều cần thiết phải có kỷ luật lao động để hoạt động hiệu quả, hướng mục đích của từng người lao động vào một mục đích chung. Với những người vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng mà người lao động phải chịu một hình thức xử lý kỷ luật lao động thích đáng.