Bốc đầu xe máy, dân tổ lái nhận mức phạt nặng thế nào?

Những hành vi lái xe lạng lách, đáng võng, bốc đầu,... tiềm ẩn mối nguy hiểm rất lớn đối với bản thân người lái xe cũng như những người đi đường khác. Vậy hành vi bốc đầu xe máy sẽ bị xử lý như thế nào?


Bốc đầu xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Bốc đầu xe máy là trường hợp người tham gia giao thông điều khiển xe máy bằng một bánh. Đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

Trường hợp cố tình thực hiện hành vi bốc đầu xe máy, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Hành vi

Mức phạt

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh

06 - 08 triệu đồng

(Điểm c khoản 8 Điều 6)

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 10 Điều 6)

Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng và tịch thu xe

(Điểm c khoản 10 Điều 6)

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh mà gây tai nạn giao thông

10 - 14 triệu đồng

(Khoản 9 Điều 6)

Tước Giấy phép lái xe từ 03 - 05 tháng

(Điểm d khoản 10 Điều 6)

Căn cứ bảng trên, nếu thực hiện hành vi bốc đầu xe máy, dân tổ lái sẽ phải đối mặt với mức phạt nặng nhất lên đến 14 triệu đồng nếu gây tai nạn. Cùng với đó, người này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến 05 tháng. Thậm chí nếu vi phạm nhiều lần, Cảnh sát giao thông (CSGT) còn có thể tịch thu xe của người vi phạm.

Việc xử phạt hành vi bốc đầu xe không chỉ đặt ra đối với xe máy mà ngay cả người đi xe đạp, xe đạp điện có hành vi bốc đầu cũng bị xử lý với mức phạt 300.000 - 400.000 đồng (theo điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Bốc đầu xe máy bị xử lý như thế nào?
Bốc đầu xe máy bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)

Bốc đầu xe máy “khoe Facebook” có bị phạt vi phạm?

Hành vi bốc đầu xe máy thường được dân tổ lái thực hiện nhằm khoe mẽ, ra oai trước mặt bạn bè về kỹ thuật lái xe. Thậm chí để phô trương hơn, những người này còn đăng tải clip ghi lại hình ảnh bốc đầu xe lên mạng xã hội Facebook.

Việc đăng clip bốc đầu xe lên trên Facebook có thể khiến cá nhân thực hiện hành vi bốc đầu xe bị CSGT mời lên làm việc để xử lý hành vi vi phạm.

Bởi theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, CSGT được phép tiếp nhận dữ liệu vi phạm hành chính từ các nguồn sau:

- Dữ liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến đề nghị kiểm tra, xác minh;

- Dữ liệu đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp bằng cách trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp; hoặc thông qua thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng; dịch vụ bưu chính;  kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Như vậy, CSGT có quyền sử dụng hình ảnh, video về hành vi vi phạm được đăng tải trên mạng xã hội để xác minh và xử lý vi phạm.

Sau khi tiếp nhận hình ảnh, video ghi nhận hành vi vi phạm hành chính, cán bộ CSGT phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm yêu cầu quy định thì ghi chép vào sổ và báo cáo Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:

- Trường hợp dữ liệu phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tiến hành xác minh, xử lý theo quy định.

- Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị CSGT có thẩm quyền xác minh, xử lý theo quy định.

Thời hạn xác minh là không quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lý xác minh, riêng với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý xác minh (theo điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 135/2021/NĐ-CP).

Căn cứ vào kết quả xác minh, Thủ trưởng đơn vị CSGT thụ lý vụ việc sẽ gửi thông báo đến chủ phương tiện, mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đến trụ sở để làm rõ vụ việc.

Nếu xác định có hành vi vi vi phạm, CSGT sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi bốc đầu xe máy.

Như vậy, dù không trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm nhưng nếu có hình ảnh, video về hành vi vi phạm được đăng tải trên mạng xã hội thì CSGT vẫn được xử phạt người vi phạm.

Theo đó, người bốc đầu xe máy khoe Facebook cũng phải đối mặt với mức phạt từ 06 - 08 triệu đồng, thậm chí người này có thể bị phạt cao nhất đến 14 triệu đồng khi gây tai nạn.

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về mức phạt của hành vi bốc đầu xe máy hoặc các vi phạm khác về giao thông, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn giúp bạn.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?

Đề xuất mới: Thêm nhiều trường hợp “độ xe” được miễn lập hồ sơ thiết kế

Đề xuất mới: Thêm nhiều trường hợp “độ xe” được miễn lập hồ sơ thiết kế

Đề xuất mới: Thêm nhiều trường hợp “độ xe” được miễn lập hồ sơ thiết kế

Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Sau đây là một số đề xuất mới về cải tạo ô tô xe máy.